Thúc đẩy hội nhập sâu rộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 75 - 79)

6. Bố cục của luận văn

3.1.4. Thúc đẩy hội nhập sâu rộng

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh. FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: dầu thực vật, sản phẩm da giày, bột mỳ, ngọc trai… thông qua mạng lƣới tiêu thụ, nhiều sản phẩm sản xuất tại Hạ Long, Quảng Ninh đã tiếp cận đƣợc với các thị trƣờng trên thế giới, mở đƣờng cho quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế của địa phƣơng.

Các khách sạn, dịch vụ du lịch do FDI đầu tƣ đã đạt chuẩn 4, 5 sao đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng lƣợng khách du lịch quốc tế đến với Hạ Long.

Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác và các địa bàn trong tỉnh thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc, công nghệ và năng lực kinh doanh đƣợc chuyển giao từ

doanh nghiệp có vốn FDI. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng đổi mới công nghệ, phƣơng thức quản lý để nâng cao hơn chất lƣợng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

Tác động lan tỏa của khu vực FDI còn thể hiện ở tác động vùng. Thu hút FDI tập trung tại các đô thị lớn nhƣ Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả góp phần tạo động lực lôi kéo các vùng, các địa phƣơng khác cùng phát triển. Chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đã bƣớc đầu thu đƣợc kết quả. Hoạt động thu hút FDI đã phát triển rộng ra các địa phƣơng khác nhƣ Yên Hƣng, Đông Triều và bắt đầu xuất hiện tại các địa phƣơng miền núi nhƣ Tiên Yên, Ba Chẽ, là địa phƣơng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói chung đã đạt nhiều thành tựu đáng kể. Với chủ trƣơng thu hút mọi nguồn lực đầu tƣ, đặc biệt là thu hút nƣớc ngoài đầu tƣ các dự án quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hàng năm, tỉnh đã chủ động xây dựng chƣơng trình và nội dung xúc tiến đầu tƣ từ rất sớm tập trung vào các nƣớc có đầu tƣ ra nƣớc ngoài lớn. Các hoạt động xúc tiến thƣờng xuyên đƣợc đổi mới cả về nội dung, hình thức xúc tiến đầu tƣ và thu đƣợc các kết quả tích cực. Bộ tài liệu xúc tiến đầu tƣ đƣợc thực hiện chu đáo và nhận đƣợc sự đánh giá rất cao. Các tài liệu giới thiệu, quảng bá: đĩa, cẩm nang, profile, danh mục các dự án đầu tƣ,… đƣợc chuẩn bị kỹ lƣỡng, công phu cả về nội dung và hình thức, 100% tài

liệu đƣợc dịch sang 4 thứ tiếng (Anh, Trung, Nhật và Hàn Quốc) và bố trí một bộ phận cán bộ biết giao dịch ngoại ngữ với ngƣời nƣớc ngoài khi đến làm việc, ngồi trực tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Trung bình hàng năm, Quảng Ninh tiếp đón và làm việc với khoảng 50 lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Canada, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Kết quả của các hoạt động xúc tiến tiếp tục phát huy thể hiện trên số lƣợt các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ vào tỉnh vẫn giữ nhịp độ bình thƣờng mặc dù có khủng hoảng kinh tế.

Đặc biệt, thực hiện ba đột phá lớn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kết luận của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 3 và Nghị quyết Trung ƣơng lần thứ 4 khóa XI, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng, tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ Quảng Ninh năm 2012 với chủ đề hội tụ và lan tỏa trong 02 ngày 23-24/2/2012 với quy mô quốc gia đã tạo diễn đàn cho các nhà quản lý, các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, các tổ chức quốc tế, giới học giả, hàn lâm đối thoại tìm hiểu cơ hội đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển mang tính liên vùng nhằm góp phần thu hút nguồn lực tối đa cho phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc.

Hội nghị đã vinh dự đƣợc đón Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tƣớng Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam; các đồng chí Ủy viên TW Đảng, Lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ƣơng; Lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc và hơn 1.200 đại biểu, trong đó có 500 đại biểu quốc tế;

19 bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh với các nhà đầu tƣ và các đối tác đƣợc ký kết; 3 giấy chứng nhận đƣợc trao cho các nhà đầu tƣ với trị giá gần 271 triệu USD; tổ chức tri ân 17 tổ chức doanh nghiệp đã có nhiều thành tích trong đầu tƣ vào Quảng Ninh và có những đóng góp trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại tỉnh.

Để hỗ trợ việc đầu tƣ của các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài nhanh chóng thuận lợi, tỉnh Quảng Ninh cũng đã quyết định thành lập Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ nhằm hỗ trợ công tác tƣ vấn, xem xét và cấp giấy chứng nhận đầu tƣ trong thời gian sớm nhất. Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tƣ là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và đây là mô hình mới có tính cải cách cao trong quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tƣ trên địa bàn, để từng bƣớc xây dựng thành công chính phủ điện tử tại tỉnh Quảng Ninh và sẽ tạo động lực để thu hút nhiều nhà đầu tƣ mới đến địa bàn tỉnh đầu tƣ trong thời gian tới.

Giai đoạn hiện nay, trên đà phát triển, tỉnh Quảng Ninh xác định rõ mục tiêu chiến lƣợc là đến năm 2020 tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nƣớc; đồng thời tích cực chuyển đổi phƣơng thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” thì thành phố Hạ Long lại càng tăng cƣờng hơn vai trò của mình trong việc tạo dựng 1 môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, an toàn và thân thiện.

Trên lộ trình phát triển mang tính chiến lƣợc từ đổi mới tƣ duy quản lý nhà nƣớc theo cách chuyển đổi sự can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang kiến tạo phát triển mà trƣớc hết là công tác quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc, chuyển đổi phƣơng thức phát triển từ nâu sang xanh, phát triển công nghiệp dịch vụ,

công nghiệp giải trí… trên nền tảng công nghiệp sáng tạo đƣợc tổ chức sản xuất ở trình độ cao, dựa trên không gian phát triển “một tâm, hai tuyến đa chiều và hai mũi đột phá”, theo đó Hạ Long là tâm để phát triển toàn diện.

Một trong số nhiều giải pháp mà Lãnh đạo thành phố lựa chọn nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ trên địa bàn thành phố song song với các chiến lƣợc kinh tế - xã hội tổng thể, nhằm tạo thế cạnh tranh tốt hơn trong quá trình thu hút vốn đầu tƣ, lực lƣợng kinh doanh, đặc biệt trên lĩnh vực du lịch ở Hạ Long đó là giải pháp xây dựng thƣơng hiệu địa phƣơng mạnh. Khởi động từ ngày 1/1/2014, chƣơng trình NỤ CƢỜI HẠ LONG với thông điệp"Nụ cƣời đến từ trái tim" đã thực sự trở nên quen thuộc với mỗi du khách khi đến với thành phố này.

Với tƣ duy mới, chính quyền phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp và xem bản thân địa phƣơng mình cũng là một Thƣơng hiệu. Thƣơng hiệu địa phƣơng không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho chính quyền, mà còn tạo ra những hiệu ứng tốt về hiệu quả đầu tƣ và thị trƣờng từ bên ngoài, kích thích những nội lực bên trong, góp phần làm thăng hoa các giá trị bản sắc và mang lại những lợi ích bền vững trong phát triển của địa phƣơng.Chiến lƣợc đặt ra là, cần nhanh chóng xây dựng thƣơng hiệu địa phƣơng, bắt đầu từ những hình ảnh khác biệt cho Vịnh Hạ Long - đặc trƣng nổi bật nhất và dễ nhận diện nhất - xuất phát từ chính giá trị của con ngƣời vùng đất này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 75 - 79)