FDI theo lĩnh vực ngành nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 60 - 68)

6. Bố cục của luận văn

2.6. FDI theo lĩnh vực ngành nghề

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ năm 2012, xét về cơ cấu 3 khu vực là công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp và dịch vụ thì công nghiệp - xây dựng là khu vực có tỷ trọng cao nhất trong thu hút ĐTNN, chiếm 58,4%các dự án. Kế đến là dịch vụ và sau cùng là nông - lâm nghiệp.

Định hƣớng chiến lƣợc phát triển tỉnh Quảng Ninh là phát triển theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của tỉnh. Phát huy tối đa thế mạnh về du lịch, giải quyết hài hoà giữa phát triển du lịch với các lĩnh vực khác; trong đó, ƣu tiên phát triển du lịch, phải giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Biểu 2.7: Vốn FDI trên địa bàn Tỉnh phân theo ngành kinh tế

(Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoạ - ).

Qua biểu đồ tỷ lệ vốn FDI theo ngành nghề chứng tỏ lĩnh vực FDI đang đi đúng hƣớng phát triển kinh tế xã hội chung toàn tỉnh.Ngành công nghiệp đang thu hút nhiều vốn FDI và dự án nhất tại Quảng Ninh, chiếm 72% tổng vốn đăng ký, đạt 3.005 triệu USD. Tiếp theo là du lịch chiếm 24% tổng vốn đăng ký, đạt 986 triệu USD cho 30 dự án. Lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp chiếm tỷ trọng bằng nhau là 2% tổng vốn đầu tƣ, đạt 128 triệu USD cho 11 dự án.[34]

Quảng Ninh là một tỉnh đi đầu cả nƣớc về ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, trong đó khai thác và chế biến khoáng sản là một ƣu thế nổi bật, là tiềm năng cho các ngành công nghiệp chế biến, khai thác, cơ khí đóng tàu.Từ khi tiến hành thu hút FDI vào tỉnh, Quảng Ninh đã chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp - xây dựng. Qua mỗi giai đoạn, các lĩnh vực ƣu tiên thu hút đầu tƣ, các sản phẩm cụ thể đƣợc xác định tại Danh mục khác nhau. Phần lớn các dự án đầu tƣ vào công nghiệp đều có tỷ lệ xuất khẩu từ 50% đến 80% (Antimon Dƣơng Huy, Bột mỳ Vimaflour, Dầu thực vật Cái Lân...) đặc

nhƣ Vietmindo, sản xuất nến cao cấp AIDI, thiết bị ống đồng bộ Hoa Nguyên, sợi hóa học Thế kỷ mới v.v... Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nƣớc chƣa cao, đa số phải nhập khẩu, tỷ lệ nội địa hóa chƣa cao (nến AIDI, Hoa Nguyên...). Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đều tăng theo từng năm cả về số lƣợng dự án và vốn đăng ký. Những dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp nổi bật của tỉnh là Hợp đồng hỗ trợ kinh doanh khai thác than Uông Bí Vietmindo (30 triệu USD), Công ty liên doanh sản xuất bột mỳ Vinaflour (42.3 triệu USD), Công ty dầu thực vật Cái Lân (85.7 triệu USD), Sản xuất giày dép Everbest (7.5 triệu USD), Vinanew Taps (18 triệu USD), Sợi hóa học thế kỷ mới (18.6 triệu USD), Volfram (18 triệu USD), Vinh cơ Evergreen (17 triệu USD), Nhiệt điện Mông Dƣơng II (2.147 triệu USD), Nhà máy sản xuất sợi khu công nghiệp Hải Yên (300 triệu USD).

Một đặc điểm nổi bật của FDI Quảng Ninh là lĩnh vực Du lịch thu hút khá nhiều dự án do Quảng Ninh có lợi thế về tài nguyên du lịch, đặc biệt là Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới. Hàng loạt các nhà hàng khách sạn cao cấp, khu nghỉ dƣỡng, khu vui chơi có thƣởng, khu công viên ngoài trời đƣợc các doanh nghiệp FDI đầu tƣ trên bờ vịnh Hạ Long xinh đẹp nhƣ Hạ Long Pearl, Hạ Long Plaza, Hoàng Gia, Việt Mỹ, Morning Star.... hay tại khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái nhƣ Vĩnh Thuận, Lợi Lai... đã góp phần làm đa dạng các loại hình dịch vụ có sức hút đối với khách du lịch. Hầu hết các doanh nghiệp này đều hoạt động ổn định, có tốc độ tăng trƣởng nhanh, tạo ra diện mạo mới cho ngành dịch vụ du lịch tỉnh Quảng Ninh, góp phần tạo ra một môi trƣờng làm việc, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, chuyển giao những công nghệ quản lý cao cấp. Ngoài ra một số lĩnh vực dịch vụ khác nhƣ cảng biển, sân golf, du thuyền hay kinh doanh bất động sản cũng dần chiếm ƣu thế. Tổng vốn đầu tƣ thu hút vào lĩnh vực dịch vụ và du lịch đạt 1.025 triệu

USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tƣ, gần bằng ½ vốn FDI đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp. Có thể thấy, sau công nghiệp, lĩnh vực du lịch dịch vụ là một thế mạnh thu hút FDI của Quảng Ninh.

Lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong vốn FDI, khoảng 2% nhƣng lại là những ngành có giá trị xuất khẩu cao nhƣ sản xuất ngọc trai xuất khẩu (2 dự án), chế biến xuất khẩu thủy hải sản. Nguyên nhân dẫn đến tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực này còn thấp là do xuất phát điểm của sản xuất nông nghiệp trên tỉnh còn thấp, mang tính tự cung, tự cấp. Vùng nguyên liệu đa dạng nhƣng số lƣợng ít, phân bố không tập trung. Đất đai Quảng Ninh thuộc loại xấu, đất pha cát, độ chua lớn, ruộng không bằng phẳng, bị xói mòn, rửa trôi, nhất là ở miền núi. Hệ thống công nghiệp chế biến - dịch vụ nông thôn chƣa hình thành. Các chính sách về phát triển nông nghiệp không phải là thế mạnh ƣu tiên của một tỉnh có truyền thống công nghiệp nhƣ Quảng Ninh.

Với vai trò là một trong những đô thị quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ hệ thống đô thị của toàn quốc, thành phố Hạ Long là trung tâm tổng hợp dịch vụ hoạt động kinh tế biển của Bắc Bộ, đồng thời là cửa ngõ chính hƣớng ra biển của 2 hành lang kinh tế với phía Nam Trung Quốc, là đô thị hƣớng biển gắn với công nghiệp - dịch vụ cảng biển, dịch vụ thƣơng mại, tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch, trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo.

Các dự án FDI trên địa bàn Thành phố Hạ Long đa dạng về ngành nghề lĩnh vực. Trong những năm gần đây có nhiều dự án lớn đầu tƣ vào du lịch và dịch vụ, trong đó có những ngành nghề kinh doanh mới nhƣ phân phối hàng hóa, bán buôn, bán lẻ, kinh doanh bất động sản, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế trên địa bàn. Điều này cũng phản ánh rõ nét ƣu thế của "thành phố bên bờ Di sản".

Stt Phƣờng, KCN Tổng số dự án Trong đó DL - DV CN NLN 1. Bãi Cháy 9 9 2. Cái Dăm 1 1 3. Tuần Châu 1 1 4. Hòn Gai 3 3 5. Bạch Đằng 3 2 1 6. Cao Thắng 1 1 7. Hà Tu 1 1 8. Hồng Hà 1 1 9. Hồng Hải 5 4 1 10. KCN Cái Lân 20 20 11. KCN Việt Hƣng 1 1 Tổng số dự án 46 23 21 2 Tổng số vốn đầu tƣ (USD) 1.355.484.132 715.992.517 596.776.911 42.714.704

(Nguồn: Phòng kinh tế đối ngoại - Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh)

Số liệu thống kê trên cho thấy định hƣớng phát triển thành phố đƣợc thể hiện khá rõ nét. Lĩnh vực du lịch và dịch vụ là lĩnh vực chiếm ƣu thế và thu hút đƣợc nhiều dự án cũng nhƣ số vốn đầu tƣ nhất: 23 dự án với tổng số vốn là 715,992,517 USD, chiếm 52,5% vốn FDI toàn thành phố.

Lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và sự phát triển kinh tế cũng đƣợc thể hiện rõ nét qua sự thu hút vốn đầu tƣ theo lĩnh vực ở các phƣờng trên địa bàn thành phố. 9/9 phƣờng đều có các dự án đầu tƣ cho lĩnh vực du lịch- dịch vụ, trong đó, thu hút số lƣợng dự án du lịch - dịch vụ nhiều nhất là phƣờng Bãi Cháy - khu du lịch điểm của thành phố bên bờ Vịnh Hạ Long với 9/9 dự án.

Các dự án lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các khu nghỉ dƣỡng, các khách sạn 3 sao đến 5 sao đáp ứng nhu cầu của du khách trong nƣớc và quốc tế nhƣ khách sạn tiêu chuẩn 3 sao "Hạ Long Palaza", khách sạn "Hạ Long Star" tiêu chuẩn 4 sao cùng các công trình dịch vụ phụ trợ đi kèm, khu vui chơi và

ƣu thế là "Thành phố Vịnh Hạ Long" nên việc khai thác tài nguyên du lịch cũng là 1 ƣu thế nổi trội của Thành phố. Các dự án Khu nghỉ dƣỡng thuyền nổi Vịnh Hạ Long, du thuyền 3 sao, các dịch vụ thƣơng mại đi kèm cũng đã thu hút 1 nguồn vốn đáng kể và có tác động quan trọng làm thay đổi diện mạo ngành du lịch ở Hạ Long. Các dự án đầu tƣ nhập khẩu và phân phối bán buôn, bán lẻ các loại thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, hệ thống các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ BigC, Trung tâm thƣơng mại Vincom Center Hạ Long, Trung tâm thƣơng mại Metro, các cửa hàng ăn nhanh KFC, Lotteria, Pizza... xuất hiện đáp ứng nhu cầu dịch vụ hỗ trợ du lịch.

Trên đảo Tuần Châu, đây là hòn đảo đất lẫn phiến thạch duy nhất trong 1.969 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong điểm kết nối của vùng Di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long. Giao thông thuận tiện cả về đƣờng bộ, đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng hàng không. Trƣớc năm 1997, Tuần Châu chỉ là một xã đảo nghèo trực thuộc thành phố Hạ Long, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề chài lƣới với các phƣơng tiện đánh bắt thô sơ. Trên đảo không có điện, không có nƣớc, không có chợ… , đặc biệt là giao thông bị cách biệt với đất liền, khiến đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của ngƣời dân vốn đã khó khăn lại càng thiếu thốn hơn. Từ năm 1998, cuộc sống của ngƣời dân Tuần Châu đƣợc bắt đầu cải thiện khi công ty TNHH Âu Lạc chính thức xây dựng đƣa nguồn vốn FDI vào đầu tƣ. Với tỉ lệ 66% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Công ty Sunrise Auto Clinic (Hoa Kỳ) đã chính thức làm thay đổi hoàn toàn "hòn đảo đất lẫn phiến thạch" này, mở ra một trung tâm du lịch giải trí với rất nhiều các hạng mục công trình nổi tiếng. Bắt đầu từ đây, cái tên đảo Tuần Châu đã đƣợc biết đến trong và ngoài nƣớc, trở thành nơi tổ chức các sự kiện quan trọng mang tầm quốc gia và quốc tế.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu vốn FDI ở Hạ Long theo lĩnh vực ngành nghề

(Nguồn: Phòng kinh tế đối ngoại - Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh)

Đứng thứ 2 là vốn đầu tƣ cho lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp sản xuất, 596.776.911 USD với 21 dự án dành cho ngành này, chiếm 44% tổng số vốn FDI, trong đó chủ yếu là vốn đầu tƣ thuộc khu công nghiệp Cái Lân với số vốn lên tới 540.431.615, chiếm 90,6% số vốn dành cho lĩnh vực công nghiệp. Dự án còn lại thuộc về khu công nghiệp Việt Hƣng - Phƣờng Đại Yên với số vốn là 56.345.296 USD , chiếm 9,4% vốn dành cho lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Vốn đầu tƣ dành cho nông lâm ngƣ nghiệp không nhiều chỉ có 2 dự án với số vốn 42.714.704 USD cho nông lâm nghiệp, đó là dự án trồng 100.000 ha rừng lấy gỗ nguyên liệu công nghiệp cao cấp và dự án xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của 2 đối tác đầu tƣ Hàn Quốc và Đài Loan.[54]

Tiểu kết chƣơng 2

Qua nghiên cứu cho thấy, với tiềm năng và thế mạnh riêng có, với chiến lƣợc phát triển kinh tế và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội đã tạo cho Hạ Long những ƣu thế khác biệt trong việc thu hút FDI. Và thực tế đã chứng minh

hiệu lực năm 2013. Và đến năm 2014, Hạ Long tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nâng tổng số dự án FDI đang hoạt động trên địa bàn thành phố lên 50 dự án với sự góp mặt của 15 đối tác nƣớc ngoài.

Lĩnh vực chủ yếu có lợi thế cho doanh nghiệp đặt vốn đầu tƣ ở thành phố bên bờ Di sản này chính là lợi thế về du lịch. Đó cũng chính là lý do lý giải vì sao so với toàn tỉnh, số vốn cũng nhƣ số dự án đầu tƣ vào lĩnh vực này trên địa bàn thành phố chiếm tỉ lệ cao nhất. Cụ thể là lĩnh vực du lịch, dịch vụ chiếm 26% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài toàn tỉnh nhƣng con số này đối với thành phố Hạ Long là 52,7%.

Điều này cũng đồng thời lý giải vì sao số vốn đầu tƣ và số dự án đầu tƣ ở thành phố Hạ Long không tỉ lệ thuận, tức là mặc dù có số dự án cao nhất toàn tỉnh song số vốn thu hút lại chỉ đứng thứ 2 toàn tỉnh, sau thành phố Cẩm Phả, và quy mô của các dự án chủ yếu là dự án vừa và nhỏ (bình quân số vốn/dự án ở Thành phố Hạ Long là 29,5tr USD/DA trong khi chỉ số này trên địa bàn tỉnh đạt 47,6tr USD/DA).

Cùng với các biện pháp tăng cƣờng thu hút đầu tƣ của tỉnh, hoạt động của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hạ Long giai đoạn 1990 - 2014 đã đóng góp 1 phần quan trọng vào quá trình tăng trƣởng và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đáp ứng mục tiêu phát triển chiến lƣợc của thành phố bên bờ Di sản.

Chƣơng 3

KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NUỚC NGOÀI (FDI)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở thành phố hạ long giai đoạn 1990 2014 (Trang 60 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)