Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của nhân viên ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 50)

8. Bố cục luận văn:

2.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha tính được từ việc phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)”.

Đối với luận văn này, các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu và Cronbach alpha lớn hơn hoặc bằng 0.7 thì thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994).

Bảng 2.5: Hệ số cronbach alpha của các thang đo

Các thang đo Hệ số Cronbach

Alpha

Kết quả

MT –Thang đo môi trường làm việc (lần 2) 0.944 Chấp nhận

LT – Lương thưởng và phúc lợi 0.775 Chấp nhận

BT – Thang đo bố trí và sắp xếp công việc 0.843 Chấp nhận

HD – Thang đo hấp dẫn của bản thân công việc 0.874 Chấp nhận

PT – Thang đo phát triển nghề nghiệp và thăng tiến 0.881 Chấp nhận

(Nguồn xử lý dữ liệu) Qua bảng 2.5 cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0.7 và có hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 (xem phụ lục). Vì vậy, các biến có thể giữ lại để sử dụng cho các phân tích tiếp theo vì chúng đảm bảo độ tin cậy của thang đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc của nhân viên ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)