Kết quả việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 81)

3.3.2.1. Kết quả việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất

Trong tất cả các loại tài sản để lại thừa kế thì tài sản là bất động sản được đặc biệt quan tâm, nhất là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Theo Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật về đất đai. Người thừa kế quyền sử dụng đất có thể là cá nhân (thừa kế theo pháp luật) nhưng cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức (thừa kế theo di chúc). Nếu là cá nhân phải còn sống vào thời điểm

mở thừa kế. Nếu là tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện dưới hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc bao giờ cũng được ưu tiên trước bởi nó là thể hiện ý chí của người để lại di sản.

Từ năm 2016 đến năm 2018 đã có 430 trường hợp thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện tại chị nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh Thạch Thất. Số liệu cụ thể được thể hiện ở bảng 3.4 dưới đây.

Bảng 3.4. Kết quả thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất giai đoạn 2016 - 2018 trên địa bàn huyện Thạch Thất

Đơn vị: Hồ sơ TT Đơn vị hành chính Tổng Năm Đã giải quyết Tỷ lệ (%) 2016 2017 2018 1 Bình Phú 15 3 5 7 15 100,00 2 Bình Yên 23 8 9 6 19 82,61 3 Canh Nậu 20 7 9 4 18 90,00 4 Cần Kiệm 15 2 4 9 15 100,00 5 Cẩm Yên 18 5 7 6 18 100,00 6 Chàng Sơn 16 4 7 5 14 87,50 7 Dị Nậu 18 6 5 7 17 94,44 8 Đại Đồng 18 6 5 7 18 100,00 9 Đồng Trúc 16 5 7 4 14 87,50 10 Hạ Bằng 19 5 8 6 18 94,74 11 Hương Ngải 17 2 6 9 15 88,24 12 Hữu Bằng 20 8 6 6 19 95,00 13 Lại Thượng 22 10 5 7 22 100,00 14 Phùng Xá 19 1 7 11 17 89,47 15 Phú Kim 18 4 8 6 18 100,00 16 Kim Quan 19 7 4 8 17 89,47

17 Tân Xã 15 6 4 5 15 100,00 18 Thạch Hòa 26 9 11 6 21 80,77 19 Thạch Xá 18 6 2 10 18 100,00 20 Tiến Xuân 21 4 5 12 18 85,71 21 TT Liên Quan 25 7 10 8 24 96,00 22 Yên Bình 17 3 5 9 15 88,24 23 Yên Trung 15 6 5 4 13 86,67 Toàn huyện 430 124 144 162 398 92,88

(Nguồn: Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thạch Thất)

Tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định: “…trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”

Kết quả bảng 3.4 cho thấy thực trạng thực hiện quyền thừa kế trên địa bàn huyện Thạch Thất là không lớn, chứng tỏ người dân ở huyện coi quyền thừa kế là vấn đề nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự can thiệp của chính quyền hay cơ quan quản lý đất đai. Trong cả thời kỳ số trường hợp thực hiện quyền thừa kế QSDĐ nhiều nhất cũng chỉ có 25, 26 trường hợp (xã Thạch Hoà, TT Liên Quan), các xã còn lại là rất ít.

Việc thực hiện quyền thừa kế tại huyện Thạch Thất tuy ít những đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Nếu như năm 2016 cả huyện chỉ có 124 trường hợp, năm 2017 có 144 trường hợp, thì năm 2018 đã tăng lên là 162 trường hợp. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến Luật của ngành được quan tâm, đẩy mạnh và đã và đang phát huy hiệu quả cũng như nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ (Hình 3.2).

Hình 3.2 Kết quả thực hiện quyền thừa kế quyền sửdụng đất tại huyện Thạch Thất giai đoạn 2016 –2018

3.3.2.2. Đánh giá tình hình thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất tại huyện Thạch Thất

Qua kết quả điều tra về tình hình thực hiện quyền thừa kế QSDĐ tại huyện Thạch Thất cho thấy tình trạng thừa kế QSDĐ chưa thực hiện đầy đủ thủ tục và không khai báo vẫn còn xảy ra ở tất cả các xã, thị trấn điều tra.

Tình trạng này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai

giữa các thành viên trong gia đình, gây khó khăn không chỉ đối với cơ quan chức năng trong việc giải quyết tranh chấp QSDĐ mà còn làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp GCN cho bản thân những người được hưởng thừa kế. Tuy nhiên, tình trạng này có xu hướng giảm dần theo thời gian. Điều này cho thấy nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ.

Qua điều tra, tìm hiểu cho thấy một số nguyên nhân chủ yếu của tình

trạng thừa kế QSDĐ không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và

làm các thủ tục để cấp GCN như sau:

- Nhận thức của người dân về quyền thừa kế còn chưa đầy đủ, phần lớn

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2016 2017 2018 124 144 162

người dân cho rằng thừa kế QSDĐ là việc nội bộ gia đình theo truyền thống cha truyền con nối, khi cần phân chia thừa kế thì các thành viên trong gia đình (cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái) tự thoả thuận với nhau có sự chứng kiến của họ hàng, không cần phải khai báo với cơ quan Nhà nước. Các trường hợp khai báo đa số là các trường hợp cần thực hiện các QSDĐ hoặc có sự tranh chấp về quyền thừa kế, những người hưởng thừa kế không tự thoả thuận phân chia thừa kế được mà cần được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoà giải, giải quyết.

- Phần lớn các trường hợp thừa kế QSDĐ là thừa kế theo pháp luật, do vậy người nhận thừa kế ngại đến cơ quan công chứng để làm thủ tục do việc phân chia thừa kế QSDĐ liên quan đến nhiều người (những người cùng hàng thừa kế) và phải nộp các khoản phí, lệ phí.

- Đối với các hộ gia đình, cá nhân sau khi hưởng thừa kế vẫn tiếp tục sử dụng đất ổn định, không có nhu cầu sử dụng QSDĐ để thực hiện các giao dịch như chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp QSDĐ thì chưa có ý thức về trách nhiệm phải khai báo, các hộ chỉ khai báo khi có nhu cầu thực hiện các quyền nêu trên.

- Một bộ phận người dân đang sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ chứng minh về QSDĐ hoặc đất thuộc diện phải nộp tiền sử dụng khi đăng ký cấp GCN nên không thực hiện khai báo và làm các thủ tục để được cấp GCN theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)