Giải pháp về đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 99 - 106)

Trên địa bàn huyện Thạch Thất số lượng đội ngũ trong biên chế nhà nước, đúng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đất đai còn ít. Đối với đội ngũ địa chính xã thì các phương tiện, trang thiết bị làm việc lại càng thiếu thốn. Do vậy cần có một số giải pháp sau:

-Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.

-Tăng cường về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cho nhu cầu quản lý nhà nước về đất đai, một số địa phương có nhu cầu thực hiện chức năng nhiều, phức tạp.

-Đảm bảo chính sách tiền lương, quyền lợi theo quy định, chính sách chế độ khen thưởng bồi dưỡng được nâng cao tạo động lực làm việc cho người lao động.

-Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà

cho người dân và doanh nghiệp.

-Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện phương tiện làm việc .

3.6.3. Giải pháp tăng cường công tác lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính, đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận.

Để giải quyết hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất được nhanh chóng, chính xác, hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra, cần đầu tư kinh phí, nhân lực, thời gian hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai của Huyện. Cụ thể, cần rà soát lại bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động và các tài liệu khác để chỉnh lý và cập nhật thường xuyên. Có như vậy mới phát huy được vai trò của hồ sơ địa chính.

Đối với những trường hợp không đủ dữ liệu đất đai để giải quyết công việc, cần có văn bản đề nghị các sở ban ngành chuyên môn của tỉnh giải quyết những trường hợp đặc biệt, phức tạp và giúp người dân thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Đẩy nhanh công tác cấp GCN cho người dân, giải quyết các trường hợp tồn đọng chưa được cấp GCN cho người dân tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Huyện Thạch Thất với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh, dân số cơ học tăng nhanh. Nhu cầu sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các khu dân cư và các giao dịch về đất đai ngày càng tăng, thị trường đất đai đã trở lên rất sôi động, người sử dụng đất cũng đã nhìn nhận rõ hơn về các quyền của mình. Việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất diễn ra tương đối đúng theo quy định pháp luật, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập.

2. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 18.460,06 ha, gồm 9.297,31 ha đất nông nghiệp (chiếm 50,36% diện tích tự nhiên); 6.230,56 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 33,75% diện tích tự nhiên); 684,13 ha đất chưa sử dụng (chiếm 3,71% diện tích tự nhiên). Công tác quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện đã dạt được những thành tựu đáng kể tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn như bản đồ địa chính được lập từ năm 2001, có nhiều sai sót; hệ thống sổ địa chính, sổ mục kê chưa được cập thường xuyên... ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử người sử dụng đất

3. Kết quả nghiên cứu việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Thạch Thất như sau:

Qua nghiên cứu tại huyện Thạch Thất, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018 các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các quyền sử dụng đất là 8.587 hồ sơ. Các quyền sử dụng đất được thực hiện trên địa bàn huyện chủ yếu được diễn ra trên những xã có điều kiện kinh tế phát triển, thị trường quyền sử dụng đất luôn diễn ra sôi động và liên tục.

Cụ thể: Quyền chuyển nhượng QSD đất 2.133 hồ sơ chiếm 24,84%; quyền thừa kế QSD đất 430 hồ sơ, chiếm 5,00%; quyền thế chấp QSD đất là 3.075 hồ sơ, chiếm 35,8%; quyền tặng cho QSD đất là 2.374 hồ sơ, chiếm 27,65%.

Kết quả đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh huyện Thạch Thất cho thấy: chỉ số đánh giá về Văn bản hướng dẫn khi thực hiện thủ tục hành chính và Thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người SDĐ tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh huyện Thạch Thất giai đoạn 2016- 2018 được người dân đánh giá ở mức trung bình là 3,25; chỉ số đánh về phí và lệ phí là 3,77; thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là 3,33; và mức độ hài lòng khi thực hiện các quyền của người SDĐ ở khi thực hiện các quyền của người SDĐ ở tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh huyện Thạch Thất giai đoạn 2016-2018 được người dân đánh giá ở mức cao trung bình là 3,42. Điều đó chứng tỏ trong thời gian vừa qua công chức, viên chức của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh huyện Thạch Thất thực hiện nghiêm túc cải cách hành chính, thái độ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ đã được cải thiện và làm hài lòng của người dân đến thực hiện quyền chuyển nhượng, thế chấp và tặng cho quyền SDĐ ở.

4. Từ những kết quả đã nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp sau:

-Việc thực hiện các quyền sử dụng đất còn nhiều hạn chế, bật cập trong các chính sách đối với người sử dụng đất.

-Thực hiện cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất được thuận tiện, nhanh chóng. Cần tiếp tục có biện pháp cải cách các thủ tục hành chính hơn nữa như giảm các loại giấy tờ, thời gian thụ lý hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với việc thực hiện các quyền sử dụng đất.

-Hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai. Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện phương tiện làm việc phục vụ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

tới người sử dụng đất còn nhiều bất cập, một bộ phận người dân và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai.

2. Kiến nghị

1. Đảng và Nhà nước cần hoàn thiện pháp luật về quyền của người sử dụng đất dựa trên việc quán triệt quan điểm chỉ đạo về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng khẳng định sở hữu toàn dân về đất đai. Thực hiện mạnh mẽ công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính nói chung và trong lĩnh vực đất đai nói riêng.

2. UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất cần có những hướng giải quyết cụ thể đối với những hạn chế, tồn tại trong công tác thực hiện các quyền của người sử dụng đất như công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất... Từng bước kiện toàn mô hình Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận QSD đất phục vụ cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất được tốt hơn.

3. UBND huyện Thạch Thất cần hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức có chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai và tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai rộng rãi, cập nhật tới người dân. Tăng cường đầu tư xây dựng trụ sở, cơ sở vật chất trang thiết bị, điều kiện phương tiện làm việc phục vụ việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở địa phương. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, của thành phố, mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực đất đai, liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai 2003 và định hướng sửa đổi Luật đất đai.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2014 và kế hoạch năm 2015 của ngành Tài nguyên và Môi trường.

3. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường(2005). Thông tư liên tịch số

05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

4. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường (2006). Thông tư liên tịch số

03/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 01 tháng 03 năm 2010 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên &Môi trường hướng dẫn đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

5. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên Môi trường(2011). Thông tư liên tịch số

20/2011/TTLT/BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên &Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp QSDĐ, tài sản gắn liền với đất.

6. Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Đức Minh, Lê Kim Sơn, Nguyễn Dũng Tiến, Nguyễn Khải, Phùng Văn Nghệ, Đỗ Đức Dôi, Lê Tiến Vương, Lê Thanh Khuyễn, Lê Anh Dũng, Chu An Trường (2006). Một số vấn đề về thị trường QSDĐ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hội thảo khoa học Thị trường bất động sản: thực trạng, nguyên nhân và những giải pháp, tháng

3/2006, Hà Nội.

7. Nguyễn Đình Bồng, Trần Thị Minh Hà, Nguyễn Thị Thu Hồng (2014).

8. Đào Trung Chính (2005). Một số vấn đề QSDĐ trong thị trường bất động sản. Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

9. Trần Tú Cường, Trần Quang Lâm, Nguyễn Thị Túy, Đoàn Xuân Thủy, Ngô Tuấn Nghĩa, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Thị Lý, Lưu Đức Dũng, Trần Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Sỹ Linh, Đinh Thu Trang (2012). Nghiên cứu cơ sở lý luận và quy định về quyền sở hữu, quyền sử dụng

của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam. Đề

tài cấp Bộ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

10. Đinh Sỹ Dũng (2003). Bảo vệ quyền sở hữu toàn dân về đất đai và QSDĐ của người sử dụng đất: thực trạng và kiến nghị. Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, (10/2003). Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Thu Hồng (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai

của vương quốc Thụy Điển. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ

Khoa học và Hợp tác Quốc tế

12. Trần Minh Hà (2000). Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của Australia. Báo cáo chuyên đề Tổng hợp về Chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Vụ Khoa học và Hợp tác

Quốc tế.

13. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch Thất, Số liệu thống kê đất

đai năm 2018 và các số liệu khác liên quan đến quản lý và sử dụng đất các năm.

14. Quốc hội nước CHXHCNVN (1992). Hiến Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia. 15. Quốc hội nước CHXHCNVN (1993). Luật Đất đai, Nxb Chính trị Quốc gia.

16. Quốc hội nước CHXHCNVN (2003). Luật Đất đai, Nxb Chính trị

Quốc gia.

Quốc gia.

18. Quốc hội nước CHXHCNVN (2015). Bộ Luật Dân sự, Nxb Chính trị

Quốc gia.

19. Quốc hội nước CHXHCNVN (2013). Hiến Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.

20. Hồ Thị Lam Trà , Đoàn Ngọc Phương, Phan Văn Thọ, Phan Thị Thanh Huyền, Bùi Nguyên Hạnh và Đỗ Tiến Thuấn (2016). Giá đất, tài chính về đất

đai cơ sở lý luận và thực tiễn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

21. Hồ Thị Lam Trà / Phạm Anh Tuấn và Đỗ Thành Công (2017). Nghiên

cứu việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn kỳ 1

tháng 5/2017.

22. Hồ Thị Lam Trà và Nguyễn Văn Quân, 2006. Giáo trình Định giá đất, Nxb Nông nghiệp

23. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội năm 2018 và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện năm 2019.

24. UBND huyện Thạch Thất, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện thạch thất, thành phố hà nội​ (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)