Đặc điểm các loại rừng tại huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 51)

4.1.2.1. Hiện trạng Rừng phòng hộ

Rừng phòng hộ: đƣợc sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển và rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng.

Hiện nay, Huyện Bình Liêu đang có những chính sách, hƣớng đi mới để cải thiện công tác quản lý, bảo vệ hệ thống RPH, tăng cƣờng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng, cải thiện quản trị lâm nghiệp, củng cố đầu mối tham mƣu quản lý Nhà nƣớc về RPH.

Năm 2017, huyện đã thành lập Ban Quản lý rừng đặc dụng và RPH thuộc UBND huyện, bên cạnh các khung chính sách lớn khác của tỉnh, Bình Liêu đã có những bƣớc đột phá về phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn, thể hiện ở nhƣ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 - 2020, thực hiện Chiến lƣợc tăng trƣởng xanh, các kế hoạch hành động về bảo vệ môi trƣờng và ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng nhƣ các chƣơng trình trồng rừng phòng hộ hỗ trợ giảm nghèo ở các xã.

Trong tổng số 41.677,90 ha đất lâm nghiệp của huyện, diện tích rừng phòng hộ là 18.135,77ha, chiếm gần 43,51%.

Biểu đồ 4.3. Diện tích rừng phòng hộ

Từ biểu đồ 4.3 và bảng 4.1 ta thấy diện tích rừng phòng hộ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

+ Rừng tự nhiên chiếm 25,53% trong tổng diện tích rừng phòng hộ. Trạng thái rừng chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi có trữ lƣợng;

+ Diện tích rừng trồng chiếm 69,61% trong tổng diện tích rừng phòng hộ. Phần lớn diện tích rừng trồng thuộc Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Bình Liêu quản lý. Diện tích rừng trồng có trữ lƣợng là 38,87%, rừng trồng chƣa có trữ lƣợng là 53,04% và rừng trồng đặc sản chiếm 8,09%;

+ Diện tích đất chƣa có rừng là chiếm 4,85% trong tổng diện tích đất rừng phòng hộ, bao gồm trạng thái đất trống không có cây tái sinh và trạng thái có cây gỗ tái sinh;

+ Diện tích đất ngoài quy hoạch Lâm nghiệp không có rừng phòng hộ. Nhƣ vậy, diện tích rừng trồng trong rừng phòng hộ là rất cao. Đó là tín hiệu tốt về độ che phủ. Tuy nhiên chất lƣợng rừng không cao do chủ yếu là rừng trồng, trong khi rừng tự nhiên chỉ có rừng nghèo và rừng phục hồi.

4.1.2.2. Hiện trạng Rừng sản xuất

Rừng sản xuất tại địa bàn huyện Bình Liêu trong những năm gần đây đƣợc phát triển và tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch. Huyện đã đƣa ra kế hoạch, dự án, phƣơng án để bảo vệ, phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng tƣơng đối chặt chẽ và sát với tình hình của địa phƣơng. Các biện pháp lâm sinh đƣợc áp dụng để phát triển rừng và tổ chức sản xuất kinh doanh rừng, nâng cao năng suất, chất lƣợng rừng gồm: Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung; nuôi dƣỡng rừng, làm giàu rừng tự nhiên; trồng rừng, chăm sóc, nuôi dƣỡng rừng trồng. Phát triển tối đa diện tích rừng kinh tế; tập trung có chọn lọc loại cây đa mục tiêu, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp trên địa bàn; quy hoạch phát triển rừng thuần thâm canh gắn chế biến công nghệ cao, chế biến với tiêu thụ.

Rừng sản xuất tại huyện đƣợc sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trƣờng, bao gồm: rừng sản xuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng và rừng giống, gồm: rừng trồng và rừng tự nhiên. Thực hiện kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2015 - 2020, đến nay, Bình Liêu đã trồng 18.796,84 ha đạt gần 80% so với kế hoạch.

Biểu đồ 4.4. Diện tích rừng sản xuất trên địa bàn huyện Bình Liêu

Dựa vào bảng 4.1 và biểu đồ 4.4 ta dễ nhận thấy: Trong diện tổng diện tích đất Lâm Nghiệp, diện tích rừng sản xuất là 23,542.13 ha chiếm 56,49%, cụ thể diện tích các loại rừng đƣợc đánh giá nhƣ sau:

- Rừng tự nhiên có diện tích là 1.233,56 ha chiếm khoảng 5%. Rừng tự nhiên trên địa bàn huyện ở trạng thái nghèo kiệt, gồm: thông, bạch đàn, xƣa, ràng ràng mít, mòi, dẻ và xoan đào. Với thực trạng này, huyện Bình Liêu đã có phƣơng án khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Mặt khác, do tầng cây gỗ có một số cây mẹ có khả năng gieo giống và phân bố tƣơng đối đều nên có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách luỗng phát dây leo cây bụi, giữ lại các cây mẹ và điều chỉnh sự phân bố hình thái của lớp cây tái sinh có triển vọng theo dạng phân bố đều để đƣa rừng theo mục đích kinh doanh;

- Rừng trồng là 18,796.84 ha chiếm tỉ lệ cao trong diện tích rừng sản xuất (79,8%), các loại cây chủ yếu đƣợc trồng: Thông mã vĩ, Sở, Hồi, Quế, Keo… Đây là những loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và là cây cây kinh tế truyền thống đã đƣợc khẳng định trên đất bản địa của huyện.

Nhờ điều kiện lập địa khá thuận lợi, rừng sản xuất cho kết quả sinh trƣởng từ khá trở lên, diện tích đất phủ xanh tƣơng đối lớn (chiếm khoảng 80%). Trồng rừng sản xuất cho nguyên liệu gỗ tập trung các loài Keo tai tƣợng, Bạch đàn, Thông nhựa và Thông mã vĩ… Các loài cho nhựa, quả, vỏ nhƣ: Hồi, Quế, Sở, Thông… Rừng sản xuất góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

4.1.2.3. Đánh giá hiệu quả của rừng sản xuất

Huyện Bình Liêu xác định rõ mục tiêu phát triển cây Lâm Nghiệp theo hƣớng ổn định, lâu dài với quy mô lớn, tập trung, chuyên canh, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo theo hƣớng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho ngƣời lao dộng, góp phần bảo vệ sức khỏe và môi trƣờng sinh thái. Từng bƣớc đƣa nghề trồng rừng trở thành nghề có thể mạnh trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp của Huyện.

Huyện đã tập trung vào những loại cây có giá trị kinh tế cao để bảo vệ diện tích đã có, đồng thời phát triển thêm trên diện rộng. Bình Liêu đã xây dựng phƣơng hƣớng phát triển khai thác rừng có hiệu quả để làm giàu một cách ổn định từ thế mạnh lâm nghiệp. Các loại cây chủ yếu đƣợc trồng địa bàn: Thông mã vĩ, Sở, Hồi, Quế, Keo… Đây là những loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và là cây cây kinh tế truyền thống đã đƣợc khẳng định trên đất bản địa của huyện.

Diện tích các loại cây đƣợc trồng cụ thể nhƣ sau:

- Rừng Thông: 16,778.59 ha chiếm khoảng 45% diện tích rừng; - Rừng Hồi, Quế: 9,321.44 ha chiếm khoảng 25% diện tích rừng; - Rừng Sở: 7457.152 ha chiếm khoảng 20% diện tích rừng; - Rừng Keo: 3,728.58 ha chiếm khoảng 10% diện tích rừng;

Biểu đồ 4.5. Cơ cấu rừng trồng trên địa bàn huyện Bình Liêu

Dựa trên biểu đồ 4.5, ta nhận thấy lâm sản ở huyện Bình Liêu tƣơng đối đa dạng, phân bố tự nhiên và đƣợc gây trồng để phục vụ tiêu dùng, cuộc sống. Có thể kể đến các loài cây lâm sản sau:

Rừng Thông mã vĩ: Tổng diện tích là 16,778.59 ha, đƣợc trồng hầu hết

tại các xã trong vùng quy hoạch rừng phòng hộ. Thông phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng nên cây sinh trƣởng và phát triển tốt. Trong những năm gần đây, khai thác nhựa Thông đang phát triển mạnh mẽ do giá sản phẩm cao, hiện các hộ gia đình đang nhận khoán và đƣợc hƣởng lợi 65% sản phẩm khai thác. Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV LN Bình Liêu, thông cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình hàng năm mỗi năm cho doanh thu từ 25 - 30 triệu/ha.

Rừng trồng Hồi, Quế: Tổng diện tích là: 9,321.44 ha. Nhìn chung cây

sinh trƣởng và phát triển tƣơng đối tốt, đem lại hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng, đối với diện tích hồi, quế cho thu nhập khoảng 60 triệu/ha.

Rừng trồng Sở: Những năm trƣớc đây, do chƣa nắm đƣợc hiện trạng,

cũng nhƣ giải pháp quy hoạch phát triển rừng trồng trên địa bàn, nên việc gây trồng và phát triển cây sở ở Bình Liêu chƣa thực sự khai thác hết thế mạnh của loài cây này. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, trong các loài cây trồng rừng ở Bình Liêu thì cây sở là một trong những loài trồng chính, có giá trị kinh tế cao. Ngƣời trồng sở mỗi năm thu đƣợc 60 - 70 triệu đồng/ha. Hiện nay, đây là loại cây có tiềm năng kinh tế ổn định nhất.

Rừng trồng Keo: Tổng diện tích trồng keo là 3,728.58 ha chiếm khoảng 45% diện tích rừng. Cây sinh trƣởng và phát triển tốt phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng và có chức năng cải tạo đất tốt. Chu kì sinh trƣởng ngắn, nhƣng cho năng xuất kinh tế thấp (thu nhập bình quân là 2 triệu/ha/năm).

Tóm lại: Hiệu quả của việc giao khoán rừng đem lại là rất lớn, vừa tạo thêm thu nhập, việc làm cho ngƣời dân, lại vừa gắn trách nhiệm của họ với bảo vệ thiên nhiên. Chất lƣợng rừng không ngừng đƣợc gia tăng, độ che phủ của rừng đƣợc nâng cao, tình trạng phá rừng và lấn chiếm đất rừng không còn xảy ra, đặc biệt không còn tình trạng ngƣời dân khai thác lâm sản trái phép, đa dạng sinh học của rừng đƣợc bảo vệ và ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cũng giúp cho cơ quan quản lý trực tiếp giảm bớt đƣợc phần nào lƣợng lớn công việc, bù đắp nguồn nhân lực thiếu hụt.

Ngành lâm nghiệp đang phấn đấu trở thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân từ 4% đến 4,5%; vƣợt chỉ tiêu nâng độ che phủ rừng lên 80% vào năm 2017 và 20% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị của rừng góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân có cuộc sống gắn với nghề rừng. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu đó, phải định hƣớng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong đó phải ƣu tiên phát triển trồng rừng sản xuất.

Huyện Bình Liêu triển khai hàng loạt các giải pháp để tăng năng suất, chất lƣợng và giá trị lâm sản hàng hóa; gắn với việc thực hiện các mục tiêu Chiến lƣợc phát triển lâm nghiệp và kế hoạch bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2015 - 2020. Nhƣ vậy, ƣu tiên phát triển, nâng cao giá trị trồng rừng là quan trọng, là thiết yếu.

Một số hình ảnh về tài nguyên rừng trên địa bàn huyện Bình Liêu

Hình 4.3. Rừng Thông mã vĩ tại xã Húc Động - Huyện Bình Liêu

Hình 4.5. Rừng Hồi

Hình 4.7. Rừng Sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 41 - 51)