Các chính sách trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)

4.2.3.1. Về chính sách chung

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 (Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020). Theo đó, ngƣời dân nhận khoán trồng, chăm sóc rừng phòng hộ đƣợc nhận tiền nhân công trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Qua thực hiện các chính sách bảo vệ và phát triển rừng đã cơ bản ngăn chặn tình trạng phát rừng làm nƣơng...; rừng đã đƣợc bảo vệ tốt hơn, môi trƣờng sinh thái đƣợc cải thiện. Thông qua công tác tuyên truyền vận động mà nhận thức của ngƣời dân về nghề rừng đƣợc nâng lên. Các chƣơng trình trồng rừng, bảo vệ rừng đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong vùng. Cùng với các chính sách về bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Quảng Ninh cũng đã xây dựng và triển khai một chính sách hỗ trợ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhƣ: Chính sách hỗ trợ các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, chính sách trồng rừng thay thế… Các chính sách đƣợc triển khai thực hiện đã hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phƣơng phát triển, góp phần cải thiện cuộc sống và giảm sự phụ thuộc của nông dân vào rừng.

4.2.3.2. Chính sách chi trả phí môi trường rừng

Trong năm 2017, Bình Liêu đã hoàn tất việc thống kê các đối tƣợng có sử dụng DVMTR, rà soát hiện trạng rừng, xác định ranh giới lƣu vực Công ty nƣớc sạch Quảng Ninh sử dụng và thống kê diện tích rừng trong lƣu vực, lập danh sách các chủ rừng là cá nhân, tập thể, tổ chức đang quản lý bảo vệ và những diện tích rừng chƣa giao cho chủ quản lý cụ thể, phân loại, thống kê đối tƣợng sử dụng, cung cấp DVMTR và cơ chế quản lý, chi trả DVMTR trên địa bàn, đã xác định đƣợc diện tích rừng trong các lƣu vực có cung cấp DVMTR và xác định các đối tƣợng đƣợc chi trả.

Đến nay, huyện cũng đã cơ bản hoàn thành nghiệm thu cơ sở và trình cấp có thẩm quyền chi trả cho các chủ rừng và ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi. Mặc dù số tiền đƣợc hƣởng lợi từ phí DVMTR không lớn, chỉ ở mức 20.267 đồng/ha/năm nhƣng đó là nguồn động viên và góp phần tăng thu nhập đồng thời là gắn trách nhiệm với các chủ rừng.

Các nhóm hộ, chủ rừng đƣợc hƣởng lợi phấn khởi, yên tâm vào bảo vệ và phát triển nghề rừng. Thực hiện chi trả phí DVMTR cho thấy ngƣời dân đã ý thức hơn trong bảo vệ rừng. Tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép tại các khu vực rừng áp dụng chi trả DVMTR không còn xảy ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 57)