Về công tác quản lý nhà nước về rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Hình 4.9. Sơ đồ công tác quản lý nhà nƣớc về Rừng Bình Liêu

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu:

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Bình Liêu hiện nay tiền thân là Lâm trƣờng Bình liêu đƣợc thành lập năm 1969 từ Hạt lâm nghiệp Bình liêu. Năm 1993 Lâm trƣờng Bình Liêu đƣợc thành lập lại theo Quyết định số: 1855/QĐ- UB ngày 15/9/1993 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Năm 2006 chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Bình Liêu theo quyết định số 3791/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và năm 2010 đƣợc chuyển thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Liêu theo quyết định số Quyết định số 1630/QĐ - UBND ngày 02 tháng 06 năm 2010 của UBND Tỉnh Quảng Ninh. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp là hoạt động trong lĩnh vực Quản lý, Bảo vệ, trồng rừng, chăm sóc phát triển vốn rừng và khai thác gỗ, lâm sản.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

Là phòng chuyên môn tham mƣu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng về Nông nghiệp. Phòng có nhiệm vụ

HUYỆN BÌNH LIÊU CT TNHH MTV Lâm Nghiệp Bình Liêu Phòng NN & PTNT huyện Bình Liêu Hạt Kiểm Lâm UBND cấp Cá nhân, hộ gia đình

trình UBND huyện ban hành Quyết định, chỉ thị, kế hoạch, chƣơng trình khuyến khích phát triển Nông - Lâm nghiệp đồng thời hƣớng dẫn UBND các xã thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về quản lý nông - lâm nghiệp. Chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện về xảy ra các vụ cháy rừng trên địa bàn.

- Hạt kiểm lâm:

Là đơn vị trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh. Hạt, có trách nhiệm tham mƣu giúp Chủ tịch UBND huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn, huy động các lực lƣợng tham gia chữa cháy khi xảy ra cháy. Trên địa bàn các xã có rừng đều có cán bộ kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng và quản lý rừng, phòng cháy chữa cháy và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

- UBND Các xã có rừng:

Chịu trách nhiệm trƣớc UBND huyện về công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ rừng.

Cơ bản các khu rừng phòng hộ tập trung đều có chủ (là tổ chức) quản lý, với các bộ phận chuyên môn để quản lý rừng, các đội bảo vệ rừng chốt giữ ở những vị trí trọng yếu để bảo vệ rừng, còn bố trí lực lƣợng hoạt động sản xuất cung ứng cây giống cho phát triển rừng và tham gia thực hiện các chƣơng trình, dự án (nhƣ 661; trồng rừng thay thế...). Nhƣ vậy, cơ bản hệ thống tổ chức bộ máy về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của huyện đã phủ kín, không còn bỏ trống nhiệm vụ. Các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị quân đội... quản lý rừng, các công ty vừa thực hiện chức năng chính còn có vai trò là các đầu mối để tiến hành chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về lâm nghiệp, hoạt động dịch vụ kỹ thuật, vật tƣ, giống, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong phát triển rừng, phát triển kinh tế trang trại. Hệ thống bộ máy quản lý trên đã phát huy vai trò, đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng của huyện.

- Cá nhân, hộ gia đình:

Cá nhân, hộ gia đình đã tham gia nhận khoán để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng trên các diện tích đất đã có rừng, đất chƣa có rừng và đất đã có quy hoạch để trồng và phục hồi rừng, thực hiện việc quản lý bảo vệ rừng nhƣ hợp đồng đã ký, đƣợc đầu tƣ và hƣởng lợi trực tiếp từ việc trồng rừng, khai thác và chế biến gỗ, lâm sản theo các quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)