Đặc điểm địa hình, địa thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, độ cao trung bình 500 - 600 m, có xu hƣớng thấp dần từ Đông Bắc - Tây Nam, có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000 m nhƣ núi Cao Xiêm (1.330 m), Ngàn Chi (1.160 m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng.

- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Mô: Độ cao trung bình > 600 m, gồm phần nửa phía bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hƣớng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 - 1.000 m dọc trên đƣờng biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 300

và có nhiều sƣờn dốc hiểm trên 350. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi núi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh. Hiện nay đã đƣợc khai thác trồng rừng.

- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam: Độ cao trung bình khoảng 600 - 700 m, độ dốc bình quân khoảng 25 - 280, gồm các xã Đồng Văn, Húc Động, xã Hoành Mô, một phần các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1.000 m nhƣ Cao Xiêm 1.330 m. Những dãy núi cao nằm trên đƣờng phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng chƣa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tƣơng đối bằng < 150

. Có thể trồng các loại cây đặc sản nhƣ hồi, quế, sở.

- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên: Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 - 400 m, độ dốc thấp < 150. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu đƣợc sử dụng để sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lúa nƣớc tập trung ven sông.

Bình Liêu có địa hình đa dạng, phân dị phức tạp theo đai cao, độ dốc lớn, gây những khó khăn cho sản xuất nông, lâm nghiệp, cũng nhƣ xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng sông Tiên Yên là địa bàn sản xuất nông nghiệp chính, nông lâm kết hợp, trang trại vƣờn rừng, trồng cây ăn quả. Ở các vùng sâu, vùng xa có những khó khăn về địa hình, giao thông không thuận tiện, dân cƣ thƣa thớt… đã ảnh hƣởng đến sản xuất nông - lâm nghiệp. Đó là một thách thức lớn đối với sự phát triển của huyện trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)