Giải pháp lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 73)

4.4.2.1. Quản lý bảo vệ rừng

Đây là nhiệm vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên trong suốt quá trình xây dựng và phát triển rừng. Bao gồm toàn bộ diện tích rừng hiện còn và rừng đƣợc trồng mới, trồng thay thế, nâng cấp làm giầu rừng sau khi hết hạn đầu tƣ cơ bản trên toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp. Các giải pháp thực hiện nhƣ sau: - Thực hiện đóng mốc ranh giới rừng phòng hộ với các loại đất đai khác trên thực địa;

- Xây dựng đƣờng băng cản lửa trên các khu rừng Thông tập trung; - Xây dựng chòi canh có tầm quan sát rộng, thuận lợi cho việc phát hiệnlửa rừng, sâu bệnh hại, các tác động tiêu cực vào rừng...;

- Thƣờng xuyên tuần tra, canh gác và phối hợp với các ngành, các địa phƣơng ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng;

- Xử phạt nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thƣởng kịp thời những ngƣời làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng;

- Tổ chức hệ thống bảo vệ rừng từ huyện xuống các xã có rừng và đất rừng; - Đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phƣơng tiện cho lực lƣợng kiểm lâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất cho lực lƣợng quản lý bảo vệ rừng;

- Giải quyết thoả đáng các chế độ chính sách, khuyến khích mọi ngƣời, mọi nhà tham gia quản lý bảo vệ rừng cùng lực lƣợng kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ.

4.4.2.2. Nâng cấp chất lượng rừng

a. Mục tiêu: Xây dựng rừng có cấu trúc, tổ thành loài phong phú, đa dạng phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, cảnh quan môi trƣờng, các khu du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần... nhằm phát huy tốt nhất chức năng phòng hộ, tạo nhiều sản phẩm kinh tế hàng hóa từ rừng và phục vụ du lịch sinh thái.

b. Quy mô và phạm vi: Diện tích rừng phòng hộ tập trung trên địa bàn xã Vô Ngại.

c. Nội dung đầu tư: Gồm 3.908,61 ha rừng tự nhiên và trên 2.000 ha rừng thông, keo thuần loài. Cải tạo, các lô rừng, cây rừng sinh trƣởng phát triển kém, làm nghèo đất, hoặc cây đến tuổi khai thác để trồng lại rừng với tập đoàn loài cây phù hợp với rừng phòng hộ và phục vụ du lịch sinh thái.

4.4.2.3. Giải pháp về tổ chức

- Thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 200/2004/NĐ-CP của Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý hệ thống lâm trƣờng quốc doanh. Chuyển

Công ty TNHH - MTV lâm nghiệp Bình Liêu thành Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng. Hiện tại Công ty TNHH - MTV lâm nghiệp Bình Liêu, hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ rừng. Ban quản lý rừng trực thuộc UBND huyện Bình Liêu. Ban quản lý rừng giúp Chủ tịch huyện về quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn và trực tiếp quản lý bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng.

- Đa dạng hoá hình thức tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống khuyến lâm, hỗ trợ thiết thực cho nhu cầu phát triển rừng của nhân dân và các thành phần kinh tế khác.

- Bổ sung biên chế cán bộ quản lý lâm nghiệp ở các xã có từ 1.000 ha rừng và đất lâm nghiệp trở lên tối thiểu phải có từ 1 cán bộ chuyên trách lâm nghiệp (như cán bộ địa chính).

4.4.2.4. Giải pháp về Chính sách - Chính sách về đất đai:

Diện tích rừng chƣa giao: Thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn thực hiện, với thời gian giao khoán 30 năm.

- Chính sách về tài chính, đầu tư:

Tập trung các nguồn vốn đầu tƣ cho công tác bảo tồn phát triển rừng, phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời lồng ghép các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nhằm nâng cao đời sống của nhân dân trong và ngoài vùng dự án; vận dụng và tổ chức thực hiện linh hoạt Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ; khuyến khích các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đầu tƣ phát triển kinh doanh du lịch sinh thái.

Cần làm tốt và làm đồng bộ chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng theo Chính sách chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng đƣợc quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế: Nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ Về chính sách đầu tƣ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Tiếp tục thực hiện đầu tƣ vốn ngân sách hỗ trợ cho các hộ gia đình ở các xã có quy hoạch rừng phòng hộ là trồng rừng sản xuất theo chính sách Nhà nƣớc ban hành tại Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147/2007/QĐTTg ngày 10/9/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ “Về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015” và các quyết định hỗ trợ đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh, triển khai thực hiện một số chính sách tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/2/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ trên địa bàn huyện.

Chính sách đầu tƣ: Xây dựng một số dự án ƣu tiên đầu tƣ phát triển, nâng cấp rừng phòng hộ bảo vệ môi trƣờng, phục vụ du lịch sinh thái… để gọi vốn từ các tổ chức, cá nhân. Có cơ chế bảo hiểm để khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tƣ, cho vay đầu tƣ nâng cấp, phát triển rừng. Tăng mức đầu tƣ bằng vốn ngân sách cho công tác bảo vệ, nâng cấp, cải tạo và trồng rừng phòng hộ. Thực hiện đầu tƣ theo thiết kế.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng và bảo vệ rừng cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng thời trao quyền chủ động hơn nữa về việc xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng, các hành vi vi phạm pháp luật cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Đƣa việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật quản lý bảo vệ rừng vào chƣơng trình học tập, đào tạo tại trƣờng học, hay nội dung các cuộc

họp của thôn bản, đơn vị, tổ chức tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình và mọi ngƣời dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng; thấy rõ đƣợc vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tăng cƣờng sự giám sát của ngƣời dân, cộng đồng, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin đại chúng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Thành lập hội làm vƣờn, làm rừng, từ đó chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới các hộ gia đình.

4.4.2.5. Giải pháp về Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công: Đầu tƣ xây dựng các mô hình trình diễn và các lớp học hiện trƣờng về giống, mô hình Nông - Lâm kết hợp, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng bếp cải tiến hạn chế sử dụng củi đốt vv... tại các thôn, xã trong khu vực để chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với ngƣời nông dân nhằm đảm bảo tính bền vững sinh thái; đồng thời nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, năng suất lao động cho các hộ trong vùng; nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản và sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp

(như dệt thổ cẩm, mây tre đan...) phục vụ cho khách du lịch, nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực.

Thực hiện tốt chính sách giao đất gắn với giao rừng, giao khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên, trong hồ sơ giao đất, khoán rừng cần xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với diện tích rừng và đất rừng đƣợc giao khoán, đặc biệt là cần phải nhấn mạnh việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng là trách nhiệm của

Thực hiện tốt các chƣơng trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) đang triển khai tại địa phƣơng, nhƣ: CTMTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu; CTMTQG giảm nghèo; Chƣơng trình đào tạo nghề và việc làm

(trong đó có hợp phần đào tạo nghề cho lao động nông thôn), Chƣơng trình

nƣớc sạch nông thôn, Chƣơng trình vệ sinh an toàn thực phẩm... nhằm tranh thủ các nguồn lực, cải thiện hệ thống điện, đƣờng, trƣờng, trạm, chợ lƣu thống hàng hóa...; nâng cao nhận thức, trình độ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thay đổi bộ mặt nông thôn trong vùng nghiên cứu.

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng: Phát huy thế mạnh của các khu di tích lịch sử của huyện, cần huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia các hoạt động đƣa, đón, hƣớng dẫn khách tham quan du lịch, kết hợp với dịch vụ các sản phẩm quà lƣu niệm, sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm... cho khách. Coi phát triển hoạt động du lịch sinh thái nhƣ là một giải pháp sinh kế mới, mang lại những nguồn thu để cải thiện đời sống, sẽ giảm đáng kể áp lực khai thác tài nguyên rừng trong khu vực. Song để du lịch cộng đồng phát triển định hƣớng, cần phải có kế hoạch đào tạo các kiến thức và kỹ năng cơ bản đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ, dƣới sự giám sát chặt chẽ của các cấp chính quyền.

4.4.2.6. Giải pháp về khoa học công nghệ

Công tác bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái: Tăng cƣờng đầu tƣ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm. Phối hợp với các tổ chức, các nhà khoa học trong nƣớc và nƣớc ngoài thực hiện các đề tài, dự án Khoa học công nghệ về phục hồi hệ sinh thái rừng; điều tra, đánh giá về tài nguyên, đặc biệt là hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, các loài quý hiếm, đặc hữu trong vùng nghiên cứu...

Trong công tác giống cây lâm nghiệp: Áp dụng công nghệ sinh học nhƣ nuôi cấy mô, giâm hom... nhằm bảo tồn nguồn gien của một số loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, đồng thời để tạo ra những giống cây trồng có năng suất cao, chất lƣợng tốt, thích nghi với hoàn cảnh lập địa, có khả năng chống chịu với sự bất lợi của khí hậu và sâu bệnh hại.

Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành; Xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

4.4.2.7. Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng

Tiếp tục duy trì tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân trong vùng, trong đó có pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các hộ gia đình và nhân dân trong khu vực. Bên cạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngƣời dân về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thì công tác thực thi pháp luật trong lâm nghiệp có vai trò hết sức quan trọng. Thực thi luật pháp vừa có tác dụng giáo dục nhƣng cũng vừa có tác dụng răn đe, hạn chế những hoạt động gây tác hại xấu đến tài nguyên rừng. Cần có chế độ khen thƣởng thích đáng và kịp thời đối với những cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, đồng thời phải xử lý nghiêm minh những hành vi gây hại đến tài nguyên rừng

4.4.2.8. Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng

Đối với chủ rừng: Chủ rừng phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng đƣợc Nhà nƣớc giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Xây dựng các

chƣơng trình, đề án bảo vệ rừng trên diện tích đƣợc giao, đƣợc thuê đảm bảo bố trí các nguồn lực không để rừng bị xâm hại trái pháp luật.

Đối với UBND cấp xã: Thực hiện nghiêm chức năng quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ rừng theo quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lƣợng truy quét lâm tặc phá rừng tại địa phƣơng. Ngăn chặn kịp thời các trƣờng hợp khai thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những ngƣời bao che, tiếp tay cho lâm tặc.

Đối với các tổ chức xã hội: Phối hợp với chính quyền các cấp xây dựng và tổ chức thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền, vận động và giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng cho các thành viên; phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; tổ chức các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ và phát triển rừng.

KẾT LUẬN 5.1. Kết luận

5.1.1. Về hiện trạng tài nguyên rừng huyện Bình Liêu

Phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Bình Liêu, Tổng diện tích tự nhiên 47.013,3 ha. Trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 41.677,9 ha, chiếm 87,72% tổng diện tích đất tự nhiên (diện tích rừng phòng hộ là 18.135,77 ha chiếm 43,51%, rừng sản xuất là 23,542.13 ha chiếm 56,49%).

Nhờ điều kiện lập địa khá thuận lợi, rừng sản xuất cho kết quả sinh trƣởng từ khá trở lên, diện tích đất phủ xanh tƣơng đối lớn (chiếm khoảng 80%). Huyện đã tập trung vào những loại cây có giá trị kinh tế cao để bảo vệ diện tích đã có, đồng thời phát triển thêm trên diện rộng. Bình Liêu đã xây dựng phƣơng hƣớng phát triển khai thác rừng có hiệu quả để làm giàu một cách ổn định từ thế mạnh lâm nghiệp. Các loại cây chủ yếu đƣợc trồng địa bàn: Thông mã vĩ, Sở, Hồi, Quế, Keo… Đây là những loại cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và là cây cây kinh tế truyền thống đã đƣợc khẳng định trên đất bản địa của huyện.

Diện tích các loại cây đƣợc trồng cụ thể nhƣ sau:

- Rừng Thông: 16,778.59 ha chiếm khoảng 45% diện tích rừng; - Rừng Hồi, Quế: 9,321.44 ha chiếm khoảng 25% diện tích rừng; - Rừng Sở: 7457.152 ha chiếm khoảng 20% diện tích rừng; - Rừng Keo: 3,728.58 ha chiếm khoảng 10% diện tích rừng.

Rừng sản xuất góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.

5.1.2. Về Công tác quản lý tài nguyên rừng huyện Bình Liêu

Công tác quản lý tài nguyên rừng tại huyện Bình Liêu những năm gần đây đã đƣợc cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm hơn trong chỉ đạo thực

hiện, đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, xử lý các tồn tại, vƣớng mắc...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)