Giải pháp nâng cao về Marketing

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia –

3.2.4 Giải pháp nâng cao về Marketing

dụng nguồn nhân lực ở trong nội bộ, Tổng Công ty cũng có thể phối hợp với đội ngũ chuyên nghiệp hơn từ các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen hay một số tổ chức uy tín khác.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đây là hoạt động trọng tâm của bất kì DN nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Việc đầu tư có thể được thực hiện bằng biện pháp như: hoàn chỉnh các quy chế, quy định, hệ thống về hoạt động R&D một cách đồng bộ nhằm tạo động lực cho người lao động; đưa ra các chính sách lương, thưởng phù hợp cho đội ngũ R&D để kích thích năng lực sáng tạo, phát triển ý tưởng sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Do sự thay đổi thường xuyên của nhu cầu khách hàng, Habeco cần tập trung phân tích, nghiên cứu kĩ khẩu vị, thẩm mĩ dể có thể nhanh chóng đáp ứng xu hướng của thị trường.

- Duy trì và giữ ổn định thị trường phía Bắc Trung Bộ, gia tăng nhanh chóng tại Miền Trung và Miền Nam.Triển khai hệ thống E-Commerce, Kênh siêu thị, ưu tiên áp dụng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi khi là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, quốc tế, cũng như tham gia kí kết các hiệp định đa phương và song phương như hiệp định CPTPP, EVFTA. Đây chính là cơ hội lớn cho các DN trong nước nói chung và Habeco nói riêng để có thể tiếp cận được thị trường trong khu vực cũng như quốc tế nhanh chóng và dễ dàng hơn. Giai đoạn đầu trong tiến trình mở rộng thị trường ra khu vực quốc tế, Habeco có thể tiếp cận những thị trường Asean và Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu tự nhiên, cũng như văn hóa, chính trị tương đồng nhau. Điều này có thể khiến hoạt động nghiên cứu thị trường được thuận lợi hơn và chính xác hơn.

- Xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, quản lý thông minh, hiệu quả, áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến để nâng cao sức cạnh tranh. Quy hoạch lại bộ máy nhân sự quản lý hệ thống kênh để phát triển thị trường; Xây dựng, đào tạo đội ngũ marketing với chế độ đãi ngộ hợp lý, thu hút nhân tài, chú ý tới đội ngũ nhân viên chăm sóc khách cả trước và sau bán hàng, từ đó, đáp ứng được yêu cầu phát triển thị trường. Xây dựng các chương trình Marketing cụ thể nhằm phát triển mạng lưới phân phối, áp dụng các biện pháp về tài chính như áp dụng linh hoạt giá bán buôn, bán lẻ, giá siêu thị, khuyến mại, hỗ trợ vận chuyển, ưu tiên vùng sâu vùng xa và các khu vực mới để mở rộng thị trường. Một vấn đề mà Habeco cần thực hiện đó là nhanh chóng đưa ra giải pháp để xâm nhập thị trường miền Nam, tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất và kênh phân phối tại khu vực này vì tiềm năng khu vực này còn rất lớn.

- Nâng cao hoạt động xúc tiến thương mại: Hiện nay tần suất xuất hiện quảng cáo của Habeco trên các phương tiện thông tin đại chúng còn khá ít và chưa ghi được

dấu ấn với khách hàng. Vì vậy, Tổng Công ty cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể để tăng tần suất xuất hiện cả trên ti vi và các phương tiện truyền thông khác. Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, quảng cáo để đưa thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Ngoài những công cụ truyền thống, Tổng Công ty có thể tăng cường hoạt động xúc tiến qua Internet, điện thoại, mạng xã hội (Facebook, Instargram, Zalo…) từ đó thực hiện các cuộc khảo sát để nắm bắt phản hồi của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Một kênh truyền thông khác được ưa chuộng bởi rất nhiều các DN là Youtube, tại đây Habeco có thể đăng tải những đoạn quảng cáo ngắn, truyền đạt thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. Hình thức quảng cáo này sẽ tiếp cận khách hàng nhanh và hấp dẫn hơn mà lại tiết kiệm được chi phí cho DN. Phòng thị trường cần đầu tư, xây dựng chiến lược truyền thông đặc sắc hơn nhằm gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng. Thêm vào đó, công ty cần tổ chức thường xuyên các hoạt động tri ân khách hàng, bên cạnh lễ hội bia hàng năm, các sự kiện, các chương trình khuyến mại như tích điểm qua nắp chai bia, tổ chức trò chơi trúng thưởng các phần quà có giá trị cũng góp phần nâng cao hình ảnh của Habeco trong mắt công chúng, thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn.

- Phát triển thương hiệu: Tiếp tục phát triển thương hiệu, khai thác lợi thế: Thương Hiệu Việt, tính truyền thống, “Gìn Giữ Tinh Hoa Nâng Tầm Vị Thế”, “Một Nét Văn Hóa Hà Nội” của thương hiệu Habeco. Chú trọng nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu với toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong Tổng Công ty. Đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nâng cao năng lực và kỹ năng đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của DN. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cần bám sát chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu để có thể xây dựng một hình tượng phù hợp với tập khách hàng của DN.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của TỔNG CÔNG TY cổ PHẦN BIA – rƣợu – nƣớc GIẢI KHÁT hà nội TRÊN THỊ TRƢỜNG nội địa (Trang 60 - 62)