6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1 Quan điểm, định hƣớng giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của
tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rƣợu – Nƣớc giải khát Hà Nội trên thị trƣờng nội địa
3.1.1 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ
phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa
Để Tổng Công ty có thể tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững và nâng cao vị thế của mình trên thị trường, Habeco cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh là nền tảng quan trọng cho những giai đoạn phát triển trong tương lai. Trong giai đoạn sắp tới, sự phát triển Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội sẽ có nhiều sự biến đổi do sự thay đổi của thị trường. Trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo của công ty đưa ra những quan điểm sau:
- Gắn liền với việc phát triển bền vững, duy trì vị thế là một trong những DN hàng đầu trong lĩnh vực đồ uống, đặc biệt là ngành bia và từng bước mở rộng thêm thị phần trong sự cạnh tranh bình đ ng trước các DN trong và ngoài nước.
- Đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ kinh doanh một cách có chọn lọc, đảm bảo tạo được vị thế cũng như sản phẩm tốt nhất.
- Quan tâm, kiểm soát sản phẩm bán ra phải đạt chất lượng, dịch vụ hậu mãi sau bán hàng cũng cần được chú trọng
- Cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng hiệu quả và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội và môi trường.
- Các nguồn nhân lực và yếu tố con người vừa là động lực và là mục tiêu của toàn bộ quá trình cạnh tranh và phát triển của Tổng Công ty trong tương lai. Quan điểm này đòi hỏi phải làm tốt hai mặt sau: Tập trung mọi điều kiện để có thể xây dựng nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, nhiệt huyết, bản lĩnh và nhạy bén trong kinh doanh; những kết quả và hiệu quả kinh doanh phải vì lợi ích, đảm bảo quyền lợi vật chất và tinh thần cho người lao động, mục tiêu vì phát triển con người.
- Phát triển phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ hóa trên toàn bộ hệ thống tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội.
- Phát huy những thế mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, ứng dụng các phương thức kinh doanh mới hiện đại hơn.
3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa
Về công tác quản trị
Nâng cao chất lượng quản trị. Áp dụng phương thức quản trị tiên tiến, nhằm khai thác hiệu quả các thế mạnh của Habeco, đạt được tín nhiệm của cổ đông và các nhà đầu tư.
Cập nhật các hình thức quản trị hiện đại, phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế cho cán bộ lãnh đạo cao cấp và trung cấp. Tham gia tích cực các chương trình nâng cao nghiệp vụ quản trị hàng năm dành cho các cấp lãnh đạo.
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Ban kiểm soát, Ban điều hành được quy định trong Điều lệ Tổng công ty. Nâng cao năng lực quản trị, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.Tăng cường kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động của Habeco và các Công ty thành viên.
Chỉ đạo và thực hiện tốt các mục tiêu đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2021.
Về phát triển, nâng cao chất lượng và nghiên cứu sản phẩm mới
Hoạt động nâng cao chất lượng và nghiên cứu sản phẩm mới luôn là hoạt động trọng tâm của bất kì một DN nào nhằm mục đích hoàn thiện sản phẩm và thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó, Habeco luôn khuyến khích nhân viên sáng tạo, đề xuất sáng kiến để nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong thời gian tới công ty đưa ra các định hướng để phát triển hoạt động này như:
Tăng cường công tác đào tạo, rèn luyện kĩ năng phân tích, đặc biệt là cảm quan trên toàn hệ thống. Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức thường xuyên về sản phẩm và phương pháp bảo quản, phục vụ cho người bán hàng.
Khai thác các phương pháp phân tích sắc ký để phân tích sâu hơn các đặc tính về mùi, vị sản phẩm. Có lộ trình để chuẩn hóa hệ thống, kho tàng, đảm bảo chất lượng bia lưu kho từ các nhà máy đến các nhà phân phối.
Thường xuyên rà soát và sửa đổi các tiêu chuẩn nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Cải tiến các quy trình nhằm giảm hao phí, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả SXKD.
Đầu tư trang thiết bị phân tích, thiết bị trong sản xuất, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị phân tích hiện đại để phân tích đánh giá, kiểm soát chất lượng sản phẩm với nhiều chỉ tiêu chuyên sâu.
Phát huy hiệu quả hệ thống nấu thử nghiệm và phòng phân tích trung tâm phục vụ nghiên cứu nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm mới.
- Đối với sản phẩm bia: Tiếp tục tập trung phát triển thương hiệu bia Hà Nội, nghiên cứu sâu xu hướng thị trường để cơ cấu lại sản phẩm cho phù hợp theo các phân khúc trung cấp, cao cấp. Chú trọng công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu, xây dựng và phát triển một số thương hiệu bia cao cấp để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
- Đối với sản phẩm rượu: xây dựng dây chuyền sản xuất ổn định, công nghệ hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công tác thị trường, củng cố hệ thống phân phối để giữ vững thương hiệu.
- Đối với sản phẩm nước giải khát: phát triển thương hiệu nước tinh khiết với chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch 2021
Tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu Triệu lít 280
+, Bia các loại Triệu lít 278,2
+, Nước uống đóng chai Uniaqua Triệu lít 1,8
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính Tỷ đồng 5.391,6
Tổng lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 319,15
Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 255,14
(Nguồn: BCTN năm 2020 của Habeco)
Bảng 3. 1: Chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 của Habeco
Về công tác đầu tư
Trong năm 2021, Habeco tiếp tục xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư, cải tạo hệ thống kho chứa hàng, đảm bảo chất lượng hàng hóa lưu kho, triển khai Dự án đầu tư hệ thống quản trị doanh nghiệp tổng thể tại Tổng Công ty. Tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống tích hợp quản trị SXKD (dự án ERP) nhằm nâng cao hiệu quả quản trị, giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều hành SXKD.
Đầu tư nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện tại.
Nghiên cứu các dự án đầu tư nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng: thu hồi bia từ men dư; sử dụng nitơ thay thế CO2 trong một số công đoạn sản xuất; nâng cấp hệ thống lạnh tiết kiệm năng lượng.
Về công tác tổ chức sản xuất – kinh doanh
Đổi mới, cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hoàn thiện các sản phẩm mới, xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tiếp tục thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng bia, giảm giá thành sản xuất, thực hiện đào tạo nâng cao trình độ
Cải tiến liên tục, nâng cao hiệu quả và chất lượng phần mềm quản lý hệ thống, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, nâng cao kỹ năng cảm quan của cả hệ thống...
Về nguồn nhân lực
Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý sản xuất, kiện toàn chức năng nhiệm vụ các phòng ban theo yêu cầu công tác quản lý và điều hành; Đào tạo, nâng cao chất lượng lao động cũng như có phương án tuyển dụng, bổ sung lao động phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển của Tổng công ty; Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo để củng cố và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý trong giai đoạn thị trường cạnh tranh gay gắt và chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường tự nhiên nhiều biến động
Về hoạt động marketing
Tiếp tục triển khai các họat động truyền thông để quảng bá sản phẩm như bia Hà Nội Bold và Light, bia Hà Nội Premium rộng rãi ra thị trường. Phối hợp với đơn vị tư vấn chiến lược thương hiệu để tiếp tục thực hiện việc thay đổi nhãn mác cho sản phẩm bia chai 450ml, Bia lon Hà Nội nhằm đảm bảo tính đồng bộ cho các thương hiệu sản phẩm.
Nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng để có thể nhanh chóng thương mại hóa khi có nhu cầu thị trường.
Triển khai chương trình đào tạo cho các nhà phân phối kiến thức cơ bản, cảm quan về bia và bảo quản bia để đảm bảo chất lượng sản phẩm ở tất cả các công đoạn.
Phối hợp cùng chuyên gia CHLB Đức thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm bia các loại.
Triển khai các giải pháp tiết kiệm chi phí xử lý nước thải tại đơn vị sản xuất; Rà soát nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm các công đoạn tại đơn vị sản xuất bia.