Định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 50)

tại khu vực nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả và tham khảo ý kiến của các bên liên quan, tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên rừng tại đây. Cụ thể như sau:

Nhóm giải pháp về cải cách thể chế và quy trình vận hành mô hình

Ban hành quy định về cơ cấu nhân sự thành viên tổ bảo vệ rừng, đảm bảo đại diện cho mỗi dòng tộc, đại diện cho ban quản lý bản, đại diện cho nhóm hộ dân có khu nương rẫy gần rừng... Vẫn tiến hành tổng kết công tác bảo vệ rừng và bầu lại thành viên tổ bảo vệ rừng của bản hằng năm; tuy nhiên hợp đồng khoán bảo vệ rừng cần có thời gian dài hơn để kiểm chứng các kết quả cụ thể/sản phẩm đạt được khi mỗi bên thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình (đề xuất 5 năm).

Theo chu kỳ thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng (đề xuất 5 năm); kiểm lâm địa bàn (đại diện cho Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên) hỗ trợ tổ bảo vệ rừng (đại diện cho cộng đồng) soạn thảo lại quy ước bảo vệ rừng của bản Nả để cập nhật các mối đe dọa tiềm tàng. Các điều khoản đưa vào quy ước cần giúp cộng đồng nhận thức rõ ràng quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong

hợp đồng khoán; đồng thời giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng lâm sản của người dân và yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học rừng.

Hiện tại, nguồn kinh phí để vận hành mô hình hoàn toàn từ ngân sách nhà nước và lượng tiền chi trả tỉ lệ thuận với diện tích được khoán. Để đa dạng hóa nguồn kinh phí, đồng thời theo đuổi mục tiêu bảo vệ chất lượng rừng, cần xúc tiến để triển khai chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tổ bảo vệ rừng bản Nả đã có kế hoạch hoạt động rõ ràng; tuy nhiên nhiệm vụ chủ yếu của tổ là tuần tra, kiểm soát để ngăn ngừa những vụ vi phạm của người ngoài cộng đồng. Cần bổ sung các nhiệm vụ sử dụng bền vững tài nguyên rừng cho phát triển sinh kế vào kế hoạch hoạt động của tổ; tiến tới đổi tên thành Tổ bảo vệ và phát triển rừng bản Nả với thành viên có cả nữ giới.

Chủ hợp đồng (Ban quản lý dự án Bảo vệ & phát triển rừng huyện Trấn Yên) cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật cho dân, nhất là khi thực hiện các hợp đồng bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Ngoài ra, ban quản lý cũng cần giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền khoán bảo vệ cho người dân; đảm bảo rõ ràng, kịp thời và tiền công bảo vệ rừng có tác dụng lớn đối với kinh tế gia đình.

Nhóm giải pháp về phát triển sinh kế cho người dân nhằm giảm áp lực khai thác rừng tự nhiên phòng hộ

Các hoạt động phát triển sinh kế cho người dân cũng được thể hiện rõ trong hợp đồng khoán bảo vệ rừng (mục quyền lợi của cộng đồng). Phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái (homestay, tham quan rừng, tìm hiểu di tích Hang Dơi) là một mô hình phát triển sinh kế khá phù hợp với bản Nả; có thể phát huy các nguồn lực sẵn có của cộng đồng.

Cần tính đền nguồn lực của cộng đồng và tham khảo ý kiến của các hộ dân khi lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất - dịch vụ để nâng cao thu nhập cho người dân; tuy nhiên, với mục tiêu phát triển sinh kế (bảo tồn chứ không phải phát triển) thì cần ưu tiên lựa chọn mô hình có tác động rõ rệt trong giảm

áp lực lên tài nguyên rừng. Tại bản Nả; đó là các mô hình sản xuất có thể thay thế sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên (gỗ, tre nứa, phong lan, cây thuốc, động vật hoang dã) hoặc thời kỳ hoạt động cao đỉnh trùng với thời vụ nông nhàn hiện tại của người dân bản Nả (tháng 5, 8, 11, 12 âm lịch). Để duy trì bền vững các mô hình này, cần ứng dụng các kiến thức bản địa liên quan cũng như thử nghiệm khả năng thích hợp của kỹ thuật bên ngoài (tập huấn kỹ thuật nuôi trồng cho người dân).

Nhóm giải pháp về ứng dụng kiến thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng

Thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ ở bản Nả còn tồn tại bất cập. Một trong những nguyên nhân căn bản là quyền của cộng đồng bị suy giảm, trong khi quyền của từng cá nhân riêng rẽ được tăng cường. Bởi vậy; cần thảo luận với người dân để soạn thảo ra quy ước sử dụng và bảo vệ rừng; quy ước này bản chất là hương ước của cộng đồng nhưng các điều khoản chỉ quy định riêng cho vấn đề quản lý tài nguyên rừng. Các điều khoản đưa ra phải tham khảo kiến thức bản địa trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng (đã mô tả ở mục 3.1.2); bởi khi đó cộng đồng sẽ dễ dàng tiếp nhận và tự nguyện tuân thủ theo quy ước này; cá nhân nào không tuân thủ sẽ chịu áp lực của cả cộng đồng.

Cách tiến hành phù hợp sẽ là: (1). Đầu tiên cần xác định các kiến thức bản địa có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng lâm sản và yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học rừng; (2). Tham khảo các kiến thức bản địa này để soạn thảo ra các quy định về chủng loại, số lượng, thời gian và địa điểm được khai thác tài nguyên, cũng như mức hình phạt bằng hiện vật nếu không tuân thủ. So với các quy định hiện có trong hương ước, có lẽ cần điều chỉnh tăng mức hình phạt lên theo hướng: giá trị của hiện vật phải bằng bằng lớn hơn giá trị lâm sản khai thác; (3). Họp dân để thông qua quy ước bảo vệ và sử dụng rừng; (4). Tuyên truyền, phổ biến trên loa phát thanh để toàn dân bản biết; ngoài ra; tiếp cận các thầy cúng vận động họ lồng ghép các quy định vào bài cúng,.. để nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho người dân bản Nả.

KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ toàn bộ những kết quả và thảo luận trên, cho phép tôi rút ra một số kết luận sau:

 Mô hình quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở bản Nả được vận hành như phương thức quản lý hành chính. Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên có vai trò quan trọng nhất, đã tham gia chủ động đồng thời còn dẫn dắt các bên liên quan khác tham gia; trong khi đó tổ bảo vệ rừng của bản chỉ có vai trò như lực lượng bảo vệ rừng tại chỗ, thông báo kịp thời các hành vi khai thác rừng cho kiểm lâm địa bàn;

 Qua các thời kỳ, cộng đồng người Tày bản Nả đã tận dụng và ứng phó linh hoạt với cách thức thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ của Hạt kiểm lâm huyện và chính quyền địa phương;

 Qua 11 năm thực thi chính sách QLR dựa vào CĐ tại bản Nả, các bên liên quan đã chỉ ra một số tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đó là: Một số người dân là thành viên tổ bảo vệ rừng có được lợi ích kinh tế mà không phải đóng góp tiền vốn; tạo việc làm cho hàng chục lao động trong bản; người dân được nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) thông qua các chương trình tập huấn; rừng đầu nguồn không bị xâm lấn, an ninh rừng đảm bảo;

 Quyền của cộng đồng bị suy giảm và quyền của từng cá nhân riêng rẽ được tăng cường là nguyên nhân căn bản làm hạn chế tính hiệu quả của mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả.

 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu; đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào CĐ tại khu vực nghiên cứu. Các giải pháp tập trung vào 03 hướng can thiệp là: cải cách thể chế & quy

trình vận hành mô hình; phát triển sinh kế cho người dân và ứng dụng kiến thức bản địa để gia tăng quyền cho cộng đồng.

2. Tồn tại và Khuyến nghị

Bởi nguồn lực và thời gian có hạn nên mới tiến hành nghiên cứu điểm ở một bản người Tày trong xã Việt Hồng (bản Nả); ngoài ra, việc hợp tác của người dân trong cung cấp thông tin phỏng vấn còn hạn chế. Do đó, dữ liệu thu thập được còn chưa phong phú.

Các nghiên cứu tiếp theo về mô hình QLR dựa vào CĐ tại xã Việt Hồng nên theo hướng: (1) Nghiên cứu đánh giá phân cấp chất lượng rừng (bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng) ở khu vực gần bản theo các chức năng sinh thái (phòng hộ đầu nguồn; cố định cacbon) làm cơ sở khoa học triển khai chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng; (2) Nghiên cứu xây dựng mô hình sinh kế bền vững cho hộ dân phụ thuộc vào rừng; (3) Nghiên cứu lồng ghép tri thức bản địa vào quy ước bảo vệ và phát triển rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1.Apel, U., Maxwell, O.C., Nguyễn, T.N., Nurse, M., Puri, R.K và Triệu, V.C. (2002), Phối hợp quản lý và bảo tồn: Chiến lược quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng đối với rừng đặc dụng ở Việt Nam. Tổ chức Bảo tồn Động thực vật hoang dã quốc tế/Ngân hàng thế giới, Cambridge, Anh, 208 trang.

2.Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện Trấn Yên (2018), Báo cáo kết quả điều tra rừng tự nhiên phòng hộ trên địa bàn huyện Trấn Yên. Tài liệu lưu hành nội bộ.

3.Đào Hữu Bính, Đoàn Đức Lân, Vũ Đức Toàn và Đặng Văn Công (2010),

Hoạt động bảo vệ rừng của người Thái tại bản Nhộp. Tuyển tập Hội thảo quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Thừa Thiên Huế. 4.Ngô Trí Dũng và Bùi Phước Chương (2010), Cộng đồng tham gia quản lý

tài nguyên rừng: Kinh nghiệm từ các dự án của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM) triển khai ở Thừa Thiên Huế.

Tuyển tập Hội thảo quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Thừa Thiên Huế.

5.Bảo Huy (2009), Xây dựng cơ chế hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội.

6.Lý Hòa Khương (2010), Đồng quản lý - một hướng đi mới cho rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng. Tuyển tập Hội thảo quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân, Thừa Thiên Huế.

7.Matarasso M., Maurits Servaas và Irma Allen (2004), Giáo dục bảo tồn có sự tham gia của cộng đồng. WWF Chương trình Đông Dương, Hà Nội 8.Nguyễn Bá Ngãi (2009), Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng,

Vấn đề và Giải pháp. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội.

9.Hoàng Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015), Quản lý dựa vào cộng đồng: lý luận và thực tiễn. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Viện kinh tế và chính trị thế giới; tháng 5; tr. 1-16.

10. Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh và Hoàng Huy Tuấn (2009), Lâm nghiệp cộng đồng trong tiến trình phát triển: Bài học từ dự án học hỏi quản trị rừng Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng, Hà Nội.

11. Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng - Ban chỉ đạo bảo vệ và Phát triển rừng (2018), Báo cáo tổng kết công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng năm 2018, Tài liệu lưu hành nội bộ.

12. Viện kinh tế sinh thái (2000), Sổ tay lưu giữ và sử dụng kiến thức bản địa.

Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

Tiếng Anh

13. Byer s, B (2000), Understanding and Influencing Behaviours: a Guide. Washington, D.C.

14. Colchester (1995), M. Sustaining the Forests: The Community-based Approach in South and South-east Asia, Development and Change 25 (1): 69-100.

15. Hardin, Garrett (1968), “The Tragedy of the Commons”, in Debating the Earth: The Environmental Politics Reader (ed. Dryzek, J.S., Oxford University Press, 2005, pp. 25-36.

16. Lynch, Owen J. and Janis B. Alcorn (1994), “Tenurial Rights and Community-based Conservation”, in Western, David and R. Michael Wright (eds.), Natural Connections: Perspectives in community based conservation. Island Press, Washington, D.C, 1994, Chap. 16, pp. 373-392.

17. Nguyen, Q. T., Nguyen, B. N., & Tran, N. T. (2007), Forest Tenure Reform in Viet Nam: Experiences from Northern Upland and Central Highlands Regions. In Forest Tenure Reform in Viet Nam: Case Studies From the Northern Upland and Central Highlands Regions (p. 68). Bangkok, Retrieved from http://bit.ly/btcs00489.

18. Roberts E.H and Gautam M.K (2003), International experiences of community forestry and its potential in forest management for Australia and New Zealand. Australasia Forestry Conference, Queenstown, New Zealand

19. Vandergeest, Peter (2006), “CBNRM communities in action”, in Tyler, Stephen R. (ed.). Communities Livelihoods and Natural Resources: Action Research and Policy Change in Asia, Ottawa: International Development Research Centre, 2006, Chapter 16, pp. 321-346.

Phụ lục 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GHI NHẬN TỪ THỰC ĐỊA Hình 01. Tiến trình PRA - Lịch sử bản Nả Hình 02. Tiến trình PRA - Lịch thời vụ bản Nả Hình 03. Rừng trồng Mỡ gần bản Nả Hình 04. Nƣơng Ngô bản Nả Hình 05. Rừng trên núi Nả

Hình 07. Hoạt động tuần tra của tổ bảo vệ rừng bản Nả

Hình 08. Diễn tập phòng chống cháy rừng tại xã Việt Hồng

Hình 09. Lãnh đạo tỉnh kiểm tra bản đồ thực địa diện tích rừng

xã Việt Hồng

Hình 10. Lãnh đạo tỉnh thăm di tích lịch sử hang Dơi

Phụ lục 2. MẪU PHIẾU PHỎNG VẤN

PHIẾU PHỎNG VẤN

(Dành cho cán bộ UBND xã, thành viên tổ BVR & người dân thôn bản)

Nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại bản Nả, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý; ông (bà) vui

lòng điền các thông tin vào phiếu điều tra sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô

phù hợp với câu trả lời của mình.

I. Quy trình quản lý

Câu 1: Tại bản Nả; cộng đồng tham gia vào quản lý tài nguyên rừng theo các hình thức nào dưới đây?

1. Cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống: 

2. Chính quyền địa phương giao cho cộng đồng quản lý, sử dụng lâu dài: 

3. Cộng đồng nhận khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức nhà nước (lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ...): 

4. Các hình thức khác/hoặc mô tả cụ thể hơn:………....

………...

………...

Câu 2: Nguyên nhân mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả ra đời và thời gian thành lập? ………...

………...

………...

Câu 3: Những thành phần nào tham gia vào bộ máy quản lý? Quy định bầu và giám sát bộ mày quản lý như thế nào? ………...

………...

………...

………...

Câu 4: Vai trò của chính quyền cấp xã, đơn vị đóng trên địa bàn trong việc hỗ trợ kỹ thuật và thực thi pháp luật để quản lý tài nguyên rừng ? 1. Rất quan trọng  2. Quan trọng 

II. Các tác động về kinh tế, xã hội, môi trƣờng

Câu 5: Người dân tại bản Nả có sống phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên rừng không? (gỗ và lâm sản ngoài gỗ):

1. Rất phụ thuộc  2. Phụ thuộc vừa phải 

3. Ít phụ thuộc  4. Không phụ thuộc 

Câu 6: Theo ông (bà); thu nhập của người dân bản Nả từ khi được tham gia vào quản lý rừng đang có chiều hướng phát triển như thế nào? Tại sao? 1. Đang tăng lên  2. Không thay đổi  3. Giảm đi 

Bởi vì:………....

………...

………...

………...

Câu 7: Sắp xếp thứ tự các ưu điểm của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý (từ 1 đến hết theo mức độ thể hiện tại bản Nả)? Gắn kết người dân trong bản 

Người dân được tập huấn kỹ thuật 

Công bằng trong phân phối thu nhập từ rừng 

Ngăn ngừa người ngoài đến khai thác 

Các ý kiến khác:...

………...

………...

Câu 8: Sắp xếp thứ tự các nhược điểm của việc giao rừng cho cộng đồng quản lý (từ 1 đến hết theo mức độ thể hiện tại bản Nả)? Khó thu hút đầu tư 

Khó thực hiện biện pháp kỹ thuật phát triển rừng 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)