Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đối với mô hình QLR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 48)

Các chỉ số Cho điểm Diễn giải kết quả cho điểm

Chỉ số kinh tế

7/10

Điểm cộng: Cộng đồng và thành viên tổ bảo vệ rừng có được lợi ích kinh tế mà không phải đóng góp tiền vốn.

Điểm trừ: Chỉ cán bộ chủ chốt trong bản tham gia tổ bảo vệ rừng và được nhận các lợi ích kinh tế.

Chỉ số

xã hội 8/10

Điểm cộng: Tạo việc làm cho 7 thành viên tổ bảo vệ rừng; và khoảng 50 lao động khác trong bản thông qua hỗ trợ cây con giống cho các mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp. Người dân được nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) thông qua các chương trình tập huấn.

Điểm trừ: Sự tham gia của các hộ dân sống gần rừng, có sinh kế phụ thuộc vào rừng còn hạn chế.

Chỉ số

môi trường 5/10

Điểm cộng: An ninh rừng được đảm bảo từ khi triển khai mô hình năm 2015.

Điểm trừ: Diện tích rừng có thể không giảm/hoặc giảm ít; nhưng chất lượng rừng vẫn suy giảm khi triển khai mô hình.

3.2.3. Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đối với mô hình QLR dựa vào CĐ dựa vào CĐ

Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng về quan điểm giữa các bên liên quan trong đánh giá tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình

QLR dựa vào CĐ; nhưng khi được tham vấn về tính hiệu quả của mô hình này, các bên liên quan lại có sự thống nhất rất cao trong đánh giá. Tất cả 45/45 người được hỏi đều cho rằng: Hoạt động quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại bản Nả là có hiệu quả/hiệu quả cao/hiệu quả rất cao.

Kết quả tham vấn các bên liên quan cho thấy: Mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả với những cơ hội là chủ yếu, các thách thức là không đáng kể và có thể vượt qua. Thông tin cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.6. Một số yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả

Cơ hội Thách thức

(1). Nả là bản được Ban quản lý dự án bảo vệ&phát triển rừng huyện và UBND xã Việt Hồng ưu tiên thực thi chính sách khoán bảo vệ rừng phòng hộ cho cộng đồng quản lý lâu dài.

(2). Tiềm năng đất đai của bản Nả là rất lớn; còn nhiều diện tích đất bỏ trống, chưa canh tác.

(1). Cơ chế thanh toán tiền khoán bảo vệ rừng không rõ ràng và chưa kịp thời; không có cơ hội phát triển trong cơ chế khoán này.

(2). Không được luật cho phép sử dụng rừng; trong khi nhu cầu về lâm sản trên thị trường vẫn rất cao, tạo áp lực không nhỏ lên tài nguyên rừng.

(3). Văn hóa truyền thống đang dần bị lãng quên; do nhiều cá nhân trong bản đã hội nhập với thị trường lao động bên ngoài.

Kết quả đánh giá tính bền vững của mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả theo 02 chỉ số (chỉ số thỏa mãn và chỉ số phù hợp tương lai) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Đánh giá tính bền vững của mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả

Các chỉ số

Cho

điểm Diễn giải kết quả cho điểm

Chỉ số thỏa mãn

5/10

Điểm cộng: Cơ chế phân phối lợi ích (không chính thức) đang áp dụng đã làm hài lòng các bên liên quan (Ban quản lý dự án, Kiểm lâm địa bàn, UBND xã, Tổ bảo vệ rừng).

Điểm trừ: Cơ chế chia sẻ trách nhiệm đang áp dụng không làm hài lòng các bên liên quan; phát sinh mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng.

Chỉ số phù hợp tương lai

5/10

Cơ chế chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm đang áp dụng sẽ vẫn còn phù hợp trong bối cảnh nguồn kinh phí chủ yếu cho vận hành mô hình là từ Ngân sách nhà nước.

Khi nguồn kinh phí chủ yếu được huy động từ các công ty, doanh nghiệp (chi trả dịch vụ môi trường rừng) thì cơ chế chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm hiện tại sẽ không còn phù hợp.

Trên cơ sở những trải nghiệm thực tế trong công việc hằng ngày; các bên liên quan đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLR dựa vào CĐ tại bản Nả. Thông tin cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.8. Đề xuất của các bên cho công tác QLR dựa vào CĐ tại bản Nả

Các bên

liên quan Ý kiến đề xuất

1. Người dân bản Nả

(1). Nhà nước tiếp tục đầu tư các giống cây trồng để hỗ trợ người dân canh tác trên những diện tích đất nương rẫy bỏ hóa (đất 02).

(2). Để công tác tuần tra rừng được thực hiện thường xuyên; cần chọn người có nương rẫy gần rừng tham gia vào Tổ bảo vệ rừng, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng không nhất thiết phải là trưởng bản.

2. Thành viên tổ bảo vệ rừng

bản Nả

(1). Trang bị bảo hộ lao động (quần áo đồng phục có logo tổ BVR, dày, mũ) và tư trang thực thi pháp luật (cờ, còi, gậy, khóa) cho thành viên tổ bảo vệ rừng.

(2). Tăng định mức tiền giao khoán bảo vệ rừng và trả kịp thời hằng năm.

3. Cán bộ UBND xã Việt Hồng

(1). Trong một vài năm tới rừng trồng tại bản Nả sẽ cho khai thác đại trà; nhưng giá thành tại gốc thấp hơn nhiều so với khi vận chuyển ra trung tâm xã. Đề nghị Nhà nước hỗ trợ làm đường vận xuất xuống bản cũng như mở rộng đường dân sinh để xe ô tô tải cỡ lớn có thể vào được.

(2). Ban quản lý dự án bảo vệ&phát triển rừng huyện hỗ trợ thiết kế một con đường đi bộ, leo núi Nả và tìm hiểu di tích hang Dơi gắn với phát triển kinh tế du lịch sinh thái.

4. Cán bộ kiểm lâm; cán

bộ Lâm trường

(1). Tập huấn kỹ năng thực thi pháp luật cho thành viên tổ bảo vệ rừng.

(2). Tất cả người dân trong bản Nả phải có ý thức bảo vệ và phát triển rừng theo hướng tích cực; không bao che cho đối tượng vi phạm.

(3). Chính quyền địa phương; đặc biệt là UBND huyện Trấn Yên cần quan tâm chỉ đạo các ban ngành giám sát thực hiện các dự án phát triển sinh kế cho người dân; kể cả tìm đầu ra cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)