Đánh giá quy trình vận hành mô hình QLR dựa vào CĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 41)

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy: Người dân bản Nả tham gia vào công tác quản lý tài nguyên rừng dưới ba (03) hình thức: (1). Cộng đồng tự công nhận và quản lý theo truyền thống - đó chính là cách quản lý khu rừng thiêng gần bản; (2). Các hộ gia đình nhận đất trồng rừng sản xuất do UBND huyện giao 50 năm; (3). Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng đầu nguồn từ Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Trấn Yên. Tuy nhiên; việc đánh giá mô hình QLR dựa vào CĐ ở đây sẽ chỉ tập trung vào hình thức thứ 3; bởi nó có diện tích lớn và gắn liền với công tác bảo vệ rừng của Hạt kiểm lâm huyện Trấn Yên.

Cũng như nhiều bản khác trong xã Việt Hồng; hằng năm, trưởng bản ký hợp đồng nhận khoán với ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Trấn Yên; sau đó về tiến hành họp dân để bầu chọn ra thành viên tổ bảo vệ rừng của bản; cộng đồng sẽ giám sát hoạt động của tổ bảo vệ rừng và tiến hành bầu lại theo định kỳ hằng năm. Tiền công theo hợp đồng thu về sẽ trích % vào quỹ chung của bản; còn lại chia cho tổng số công đi làm của tổ bảo vệ rừng để ra định mức số tiền cho mỗi công. Tổ trưởng tổ bảo vệ rừng cũng là trưởng bản, có trách nhiệm lập kế hoạch hoạt động cho tổ, có sổ theo dõi và bảng chấm công.

Kết quả thảo luận với người dân bản Nả để xây dựng Ma trận ra quyết định quản lý tài nguyên rừng cho thấy: Có 06 nhóm người khác nhau (hay 06 bên gồm: Hộ gia đình trong bản; Tổ bảo vệ rừng bản; Ủy ban nhân dân xã Việt Hồng; Ban quản lý dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện Trấn Yên; Lâm trường Việt Hưng; Các Hội đoàn thể) đã tham gia vào công tác quản lý tài nguyên rừng tại khu vực (bao gồm 06 hoạt động: Tuần tra rừng; Tuyên truyền; Diễn tập phòng chống cháy rừng; Cung cấp giống cây con; Tập huấn kỹ thuật nuôi trồng; Xử lý vi phạm). Trong các bên liên quan; thì Tổ bảo vệ rừng bản và UBND xã Việt Hồng đã tham gia vào tất cả 06 hoạt động được triển khai tại bản Nả. Ban quản lý dự án bảo vệ&phát triển rừng huyện chỉ tham gia 5 hoạt động nhưng lại có vai trò quan trọng nhất; thường trực ban là Hạt kiểm lâm huyện đã tham gia chủ động đồng thời còn dẫn dắt, thúc đẩy các bên liên quan khác tham gia. Trong 06 hoạt động được triển khai tại bản Nả thì tuyên truyền bảo vệ rừng là hoạt động có sự tham gia đầy đủ của cả 6 bên liên quan.

Kết quả đánh giá tính hợp lý trong quy trình vận hành mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả theo 03 chỉ số (vận hành, tài chính và thể chế) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4. Đánh giá tính hợp lý trong quy trình vận hành mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)