Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 41 - 44)

Các chỉ số

Cho

điểm Diễn giải kết quả cho điểm

Chỉ số vận hành

6/10

Điểm cộng: Tổ bảo vệ rừng có điều lệ hoạt động và quy định trình tự trong vận hành.

Điểm trừ: sự tham gia của người dân sống gần rừng còn hạn chế, ở tình thế bị động.

Chỉ số tài chính

4/10

Điểm trừ: Toàn bộ kinh phí từ ngân sách nhà nước; chi phí vận hành mô hình rất cao (tiền khoán theo diện tích cho bản, lương cho cán bộ kiểm lâm địa bàn).

Chỉ số thể chế

6/10

Điểm cộng: Thành lập tổ bảo vệ rừng, với trưởng bản là tổ trưởng; kiểm lâm địa bàn giám sát hoạt động của tổ và khâu nối với các bên liên quan

Điểm trừ: Quyền của người dân trong bản còn hạn chế. Mới dừng lại ở biểu quyết thông qua thành viên tổ bảo vệ rừng do trưởng bản đề xuất.

3.2.2. Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình QLR dựa vào CĐ dựa vào CĐ

Hầu hết người dân trong bản được phỏng vấn (26/30) cho rằng họ ít phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng; trong khi đó cả 8 cán bộ (Hạt Kiểm lâm địa bàn; UBND xã Việt Hồng) được phỏng vấn cho rằng: Người dân bản Nả phụ thuộc ở mức vừa phải đối với tài nguyên rừng. Kết quả phỏng vấn sâu

cũng cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về quan điểm giữa người dân trong bản, thành viên tổ bảo vệ rừng và cán bộ trong đánh giá tác động đối với kinh tế, xã hội và môi trường của mô hình QLR dựa vào CĐ tại bản Nả.

a) Tác động về kinh tế

Cán bộ và thành viên tổ bảo vệ rừng cho rằng thu thập của người dân đã tăng lên từ khi được tham gia vào quản lý rừng; bởi được nhận tiền khoán bảo vệ, được hỗ trợ sinh kế (cung cấp giống cây & tập huấn kỹ thuật) để trồng rừng. Tuy nhiên, hầu hết người dân cho rằng thu nhập của gia đình họ không thay đổi; bởi họ không tham gia vào tổ bảo vệ rừng nên không được nhận tiền khoán và rừng trồng với sự hỗ trợ về giống&kỹ thuật của dự án cũng chưa được khai thác.

b) Tác động về xã hội

Các ưu điểm của việc giao khoán rừng cho cộng đồng quản lý được cán bộ kiểm lâm và cán bộ UBND xã chỉ ra gồm: (1). Có lực lượng bảo vệ rừng tại bản nên thông tin về tình hình an ninh rừng rất kịp thời; (2). Người dân được nâng cao năng lực thông qua các chương trình tập huấn kỹ thuật nuôi trồng; (3). Nhận thức của người dân được nâng cao, họ hiểu hơn tầm quan trọng của rừng và chủ động phát triển cây lâm nghiệp trên đất nương rẫy bỏ hóa. Bên cạnh đó, họ cũng chỉ ra một số nhược điểm; đó là: (1). Phát sinh mâu thuẫn giữa lãnh đạo bản với người dân mỗi khi tiến hành bầu lại thành viên tổ bảo vệ rừng; (2). Thành viên tổ bảo vệ rừng không phải lực lượng chuyên trách (thỉnh thoảng có người xuống thành phố đi làm thêm thì người nhà lại phụ trách thay).

Các thành viên tổ bảo vệ rừng và người dân trong bản thì chỉ ra các ưu điểm chính của việc giao khoán bảo vệ rừng là: (1) Hỗ trợ nguồn quỹ

ổn định hằng năm để ban lãnh đạo bản hoạt động, cũng như hỗ trợ vật liệu cho xây dựng đường bê tông trong bản; (2). Người dân được hỗ trợ cây con giống từ Lâm trường; (3). Cán bộ kiểm lâm giúp ban lãnh đạo bản xây dựng và hoàn thiện hương ước của cộng đồng. Bên cạnh đó, họ cũng nói ra được một số nhược điểm; đó là: (1). Phát sinh mẫu thuẫn trong nội bộ cộng đồng (tổ bảo vệ rừng đôi khi vẫn bao che cho người thân đi khai thác lâm sản); (2). Khó thực hiện việc thế chấp (vì không có sổ đỏ) để vay vốn ngân hàng cũng như khó thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phát triển tài nguyên rừng núi Nả (rừng đầu nguồn) như các khu rừng trồng của hộ gia đình.

c) Tác động về môi trường

Cán bộ và thành viên tổ bảo vệ rừng cho rằng chất lượng rừng đã được tăng lên khi giao khoán cho cộng đồng quản lý; bởi từ thời điểm có tổ bảo vệ rừng, rừng đầu nguồn ở khu vực bản Nả rất ít xảy ra hiện tượng chặt phá, cháy rừng, bị xâm lấn bởi nương rẫy; điều này được minh chứng là số biên bản được lập để xử lý vi phạm ngày càng ít. Tuy nhiên; hơn nửa số người dân được phỏng vấn (18 người) cho rằng chất lượng rừng không cải thiện khi giao khoán cho cộng đồng quản lý, thậm chí một số người (6 người) còn cho rằng chất lượng rừng giảm đi. Người dân lý giải cho hiện tượng chất lượng rừng không được cải thiện/giảm đi là: Nhiều đối tượng trong và ngoài bản vẫn lén lút đi khai thác rừng trong khi trách nhiệm và quyền hạn của tổ bảo vệ rừng còn hạn chế; họ chỉ báo lại tình hình cho kiểm lâm địa bàn xử lý, đôi khi còn không dám báo vì sợ bị đối tượng có máu mặt thù ghét.

Kết quả đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLR dựa vào CĐ ở bản Nả theo 03 chỉ số (kinh tế, xã hội và môi trường) được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Đánh giá tính hiệu quả của mô hình QLR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng dựa vào cộng đồng trên địa bàn xã việt hồng, huyện trấn yên, tỉnh yên bái​ (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)