Tiêu chuẩn đánh giá: yêu cầu Việt Nam về đánh giá CoC đối với chủ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 49)

Việc đánh giá CoC đối với Lâm trường được tiến hành sau khi Lâm trường đã được cấp chứng chỉ FSC. Tuy nhiên, Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình mới đang trong quá trình tự đánh giá QLRBV nên có thể coi đánh giá CoC là một bước đi trước, là cơ sở, tài liệu để Lâm trường kế thừa, bổ sung và hoàn thiện sau khi được cấp chứng chỉ FSC.

Do đó, luận văn tiến hành đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC cho hoạt động khai thác gỗ của Lâm trường trong địa bàn quản lý của mình, và phân biệt với gỗ khai thác từ bên ngoài trộn lẫn vào.

Có hai vấn đề nổi bật trong việc đánh giá CoC theo yêu cầu Việt Nam:

1) Phân biệt rõ nguồn gốc rừng, chất lượng gỗ Lâm trường với gỗ từ bên ngoài, đảm bảo không bị trộn lẫn.

2) Yêu cầu có kiểm tra sản xuất nội bộ, có ghi chép tài liệu và lưu trữ thông tin từ khâu chặt hạ đến tiêu thụ.

Hình 4.1. Sơ đồ cuỗi hành trình sản phẩm chính (cây nguyên liệu giấy, ván dăm) của Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình Kết quả đánh giá:

Yêu cầu 1: Quy định duy trì riêng rẽ gỗ tròn có chứng chỉ FSC

Qua hồ sơ thiết kế khai thác cho thấy Lâm trường có hoạt động nghiệm thu và để riêng rẽ gỗ khai thác từ rừng của Lâm trường ngay từ bãi giao tại cửa rừng. Để dễ dàng nhận dạng, các khúc gỗ được đánh dấu theo ký hiệu bằng sơn đỏ lên ngay sau khi nghiệm thu. Cán bộ kỹ thuật có sổ ghi chép thông tin của gỗ tại bãi gom gỗ gồm: địa điểm khai thác, loại gỗ, khối lượng, tình hình theo dõi tình trạng gỗ cho đến khi xuất kho.

Đội trưởng sản xuất có trách nhiệm tổ chức các hoạt động bảo vệ sản phẩm gỗ cho tới khi được bốc lên xe vận chuyển về các nhà máy chế biến.

Cơ bản các loại gỗ do Lâm trường khai thác được để riêng rẽ, dễ dàng phân biệt. Điểm yêu cầu 1: 8,7 điểm

Yêu cầu 2: Quy định về ghi chép, theo dõi khối lượng gỗ và bán hàng

Trên thẻ kho, chứng từ kế toán thể hiện đầy đủ thông tin về khối lượng gỗ được nghiệm thu và bán cho các Lâm trường chế biến sau khai thác.

Điểm yêu cầu 2: 7,6 điểm

Yêu cầu 3: Quy định viết hóa đơn xuất gỗ FSC

Qua kiểm tra và đánh giá, các tài liệu minh chứng cho thấy:

- Trước khi khác thác, Lâm trường đã xác định địa điểm được phép khai thác trên bản đồ.

- Phòng kế toán của Lâm trường lưu trữ đầy đủ các hóa đơn, chứng từ bán hàng. Hóa đơn bán hàng minh bạch với đầy đủ các thông tin cần thiết về loại nguyên liệu, khối lượng, số lượng, số xe; gỗ được khai thác từ khu vực nào của Lâm trường.

Bãi gỗ của Lâm trường trường

Vận chuyển chế biến (gỗ, Nhà máy giấy, vắn dăm) giấy, vắn dăm)

Điểm yêu cầu 3: 9,4 điểm

Yêu cầu 4: Các thông tin trên hóa đơn

Hóa đơn lưu trữ được ghi rõ ràng, cụ thể các thông tin: số hiệu hóa đơn, số sổ, người bán; người mua; địa chỉ, ngày giao hàng, khối lượng. Các thông tin trên các tài liệu vận chuyển tương ứng với hóa đơn bán hàng.

Điểm yêu cầu 4: 9,1 điểm

Yêu cầu 5: Nhân viên phụ trách quản lý và bán gỗ

Một cán bộ của phòng Kỹ thuật kiêm trách về quản lý và bán gỗ thực thi nhiệm vụ với sự quản lý và giám sát của Trưởng phòng, đồng thời chịu trách nhiệm phối hợp với phòng Kế toán về các thủ tục mua bán.

Điểm yêu cầu 5: 7,8 điểm

Yêu cầu 6: Mẫu biểu theo dõi và bán gỗ

Sử dụng hợp đồng giao/bán gỗ giữa 2 bên mua và bán trong giao dịch và hợp đồng vận chuyển với Lâm trường vận tải.

Hóa đơn bán hàng ghi rõ khối lượng gỗ bán, loại gỗ, số xe vận chuyển Có lưu trữ đầy đủ các biên bản giao gỗ tại bãi của người mua

Điểm yêu cầu 6: 8,7 điểm

Yêu cầu 7 :(Quy định về duy trì chứng từ liên quan CCR)

Yêu cầu 8 : (Các tài liệu cần lưu trữ)

Lâm trường có sổ sách kiểm tra về tình hình khai thác và tiêu thụ gỗ, kèm các giấy tờ hợp lệ hàng năm. Trong hoá đơn GTGT ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu về sử dụng hoá đơn của Bộ Tài chính Việt Nam. Lâm trường thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ, nghiêm chỉnh, không gian lận.

Phòng kế toán lưu trữ đầy đủ hồ sơ bán gỗ gồm hồ sơ khai thác, bán, vận chuyển có xác nhận của kiểm lâm địa bàn về loại gỗ, khu vực khai thác, khối lượng vận chuyển,...

Yêu cầu 9: Tập huấn

Để được cấp chứng chỉ rừng Lâm trường cần thực hiện đảm bảo một loạt các yêu cầu rất nghiêm ngặt. Do đó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng những tài liệu liện quan; có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Những người tham gia trong hệ thống giám sát chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC bắt buộc phải có bằng chuyên môn nghiệp vụ và phải được đào tạo qua lớp tập huấn về FSC/CoC. Lâm trường sẽ thu thập tìm hiểu các tài liệu liên quan, đồng thời cử cán bộ tham gia tập huấn về FSC/CoC. Cán bộ được lựa chọn đào tạo là các đội trưởng sản xuất, các cán bộ theo dõi FSC/CoC của phòng Kỹ thuật.

Điểm yêu cầu 9: 8 điểm Tổng điểm các yêu cầu: 67,7 điểm

Nhận xét:

Kết quả đánh giá 09 yêu cầu trong CoC cho sản phẩm gỗ khai thác chứng tỏ Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình đã thực hiện tương đối tốt yêu cầu của Việt Nam. Các tài liệu lưu trữ cho thấy đơn vị đã làm rõ các thông tin về nguồn gốc gỗ, có ghi chép tài liệu và lưu trữ thông tin đầy đủ.

Trong yêu cầu 9, do đánh giá CoC còn tương đối mới mẻ đối với cán bộ công nhân viên của Lâm trường, đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách về vấn đề này. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Lâm trường cần phải cử cán bộ phụ trách tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn về CCR.

Vì vậy, trong tương lai, dựa trên các tiền đề có sẵn này Lâm trường có thể tiến hành đánh giá CoC cho gỗ có chứng chỉ FSC, khả năng được cấp chứng chỉ CoC là rất lớn.

Về cơ bản, trong đánh giá CoC của Lâm trường không có lỗi không tuân thủ.

4.3. Lập kế hoạch quản lý rừng

Để các hoạt động kinh doanh lợi dụng rừng đạt được hiệu quả cần tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng với các nội dung và trình tự công việc được đề xuất một

cách hợp lý theo trình tự thời gian đảm bảo kinh doanh lợi dụng rừng một cách ổn định, bền vững lâu dài và liên tục

Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ chính của Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình trong giai đoạn 2011 -2017 là trồng rừng sản xuất, KHQLR của Lâm trường sẽ tập trung về việc lập kế hoạch cụ thể cho việc trồng rừng với mục đích cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và ván dăm cho các nhà máy giấy và Lâm trường chế biến lâm sản; kế hoạch khai thác rừng trồng và một số kế hoạch khác.

4.3.1. Những căn cứ lập KHQLR

(i) Chức năng, nhiệm vụ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình giao cho Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình ; (ii) quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển KTXH, an ninh, quốc phòng huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình; (iii) điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Chi nhánh Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình ; (iv) thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng đáp ứng của Lâm trường; (v) các văn bản Luật và dưới luật liên quan đến quản lý rừng; (vi) bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam.

4.3.2. Mục tiêu

4.3.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Góp phần thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

- Đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của huyện Kim Bôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)