Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 78 - 83)

- Bố trí OTC có diện tích là 200 m2 (10 mx 20m)

c. Hiệu quả môi trường

- Quản lý rừng bền vững không những góp phần giữ vững, làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn mà còn có tác động tích cực tới tiểu khí hậu của địa phương.

- Hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt nở đất, làm giảm nồng độ một số chất là các chất thải công nghiệp như: CO2, SO2, NO2...

- Đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng

- Bảo vệ nguồn nước, điều hoà dòng chảy, bảo tồn tính đa đạng sinh học của rừng đặc biệt là các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Với mục đích hướng tới việc quản lý rừng ổn định và có hiệu quả, QLRBV là mục tiêu của bất kỳ một đơn vị kinh doanh lâm nghiệp nào. Nhằm tư vấn, hỗ trợ phương pháp đánh giá để xác định được những nguyên tắc đạt và chưa đạt, từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoạt động lâm nghiệp đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn QLRBV đối với Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình , luận văn này đã được thực hiện và đưa ra kết quả như sau:

5.1.1. Đánh giá quản lý rừng và xác định lỗi khiếm khuyết

Điểm đánh giá cho các nguyên tắc của lâm trường

Nguyên

tắc 1 2 3 4 5 6 7 8 10

Điểm 8,18 8,8 9,36 8,3 8,18 5,9 8,45 5,57 8,45

Lâm trường đạt điểm số 71,19

Lâm trường đã có nhận thức về QLRBV, việc được cấp chứng chỉ rừng là có khả thi được cấp chứng chỉ nếu khắc phục được các lỗi không tuân thủ được đưa ra. Các lỗi cơ bản cần khắc phục là.

1) Phải xây dựng bản kế hoạch quản lý rừng theo nguyên tắc 7. 2) Có đánh giá tác động môi trường, đánh giá tác động xã hội.

3) Xây dựng báo cáo đa dạng sinh học và các hoạt động liên quan đến rừng. 4) Phải có kế hoạch giám sát tăng trưởng rừng; giám sát môi trường.

5) Tài liệu hóa các hoạt động quản lý, sản xuất lâm nghiệp…

5.1.2. Đánh giá chuỗi hành trình sản phẩm CoC

Xác định được chuỗi hành trình sản phẩm cho gỗ nguyên liệu giấy và ván dăm Điểm yêu cầu 1: 8,7 điểm

Điểm yêu cầu 3: 9,4 điểm Điểm yêu cầu 4: 9,1 điểm Điểm yêu cầu 5: 7,8 điểm Điểm yêu cầu 6: 8,7 điểm Điểm yêu cầu 7: 8,4 điểm Điểm yêu cầu 8: 8,4 điểm Điểm yêu cầu 9: 8 điểm

Tổng điểm các yêu cầu: 76,1 điểm

Về cơ bản, Lâm trường Kim Bôi CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình không có những lỗi không tuân thủ trong đánh giá CoC. Lâm trường đã đáp ứng được các yêu cầu của Việt Nam về đánh giá CoC. Các yêu cầu về nguồn gốc sản phẩm, chất lượng, ghi chép tài liệu và lưu trữ thông tin được thực hiện nghiêm chỉnh.

5.1.3. Lập kế hoạch quản lý rừng

Luận văn thực hiện việc xây dựng kế hoạch quản lý rừng cho Lâm trường Kim Bôi CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2011 – 2017 bao gồm: kế hoạch khai thác rừng; kế hoạch vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; kế hoạch trồng rừng, chăm sóc rừng; kế hoạch bảo vệ đa dạng sinh học; kế hoạch giảm thiểu tác đô ̣ng môi trường; kế hoa ̣ch giảm thiểu tác đô ̣ng xã hội; kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng; kế hoạch nguồn nhân lực; kế hoạch giám sát, đánh giá; kế hoạch huy động nguồn vốn.

Trong khuôn khổ luận văn, kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này tập trung chủ yếu vào kế hoạch cho đối tượng rừng trồng sản xuất.

+ Kế hoạch khai thác rừng trồng nguyên liệu giấy hàng năm 177,99 ha, khai thác xong trồng ngay lại tạo ra mô hình rừng ổn định vào chu kỳ kinh doanh sau.

+ Khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên.

+ Các kế hoạch được xây dựng: Kế hoạch bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng; kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường; kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội; kế hoạch xây dựng các công trình dịch

vụ, phúc lợi, dân dụng; kế hoạch đào tạo nhân lực; kế hoạch giám sát; kế hoạch Căn cứ hiệu quả đầu tư cho giai đoạn trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường có lãi với NPV (r= 10%) của Keo tai tượng là 11,3 triệu đồng/ha, r= 6,9% là 15,5 triệu đồng/ha.

5.2. Tồn tại

Vấn đề nghiên cứu của luận văn là một vấn đề còn tương đối mới mẻ, tài liệu không nhiều; hơn nữa thời gian thực hiện cùng với kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên luận văn còn một số tồn tại nhất định.

- Nguồn tài liệu kế thừa còn chưa phong phú, trong quá trình thu thập tác giả cũng đã bổ sung bằng phương pháp điều tra thực địa.

- Việc lập kế hoạch QLRBV mới chỉ tập trung vào việc lập kế hoạch cho đối tượng rừng trồng là chính, còn các đối tượng rừng khác chưa có điều kiện trình bày kỹ hơn.

- Do định mức khai thác, chăm sóc chưa được tính toán cu ̣ thể, chưa tính toán chi tiết hiê ̣u quả của kế hoa ̣ch kinh doanh trong giai đoa ̣n 2011-2017.

- Do chưa có đủ điều kiện nghiên cứu việc điều chỉnh sản lượng khai thác trên các lập địa khác nhau nên mới chỉ điều chỉnh về mặt diện tích.

- Điểm bình quân các nguyên tắc chỉ mang tính tương đối, vì có những nguyên tắc có một số điểm chỉ số rất thấp nhưng các chỉ số còn lại cao làm điểm bình quân của nguyên tắc cao hơn và ngược lại.

- Luận văn chỉ đưa ra một số nhận thức chung và đánh giá tác động môi trường trên các khía cạnh chính mà chưa đi sâu cụ thể vào nội dung này.

5.3. Khuyến nghị

Do đánh giá QLRBV theo các tiêu chuẩn QLRBV là vấn đề còn mới với nhiều đơn vị lâm nghiệp nên để việc đánh giá được chính xác hơn, Lâm trường cần thực hiện một số nội dung sau:

- Thiết kế phương án kỹ thuật chính xác đến từng trạng thái rừng, lô, khoảnh. - Đánh giá cụ thể hơn các tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh đến xã hội và môi trường.

- Đề nghị Nhà nước và các ban ngành liên quan hỗ trợ về chính sách vay vốn; mức vay bằng 70 % tổng mức đầu tư và trả gốc và lãi một lần vào cuối chu kỳ kinh doanh.

- Bộ máy quản lý phải làm việc hết sức khoa học, trong đó có sự phối kết hợp nhịp nhàng trong nội bộ cũng như với cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)