Đánh giá về mặt xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 76 - 78)

- Bố trí OTC có diện tích là 200 m2 (10 mx 20m)

3) Đánh giá về mặt xã hộ

- Giải quyết việc làm cho người lao động thể hiện qua số công lao động cho các hoạt động lâm nghiệp

- Số lớp tập huấn về trồng rừng, về PCCR, phòng chống sâu bệnh hại và số người tham gia tập huấn ở các nội dung.

- Có đóng góp và thu nhập chung của hộ gia đình từ kinh tế lâm nghiệp. - Có sự đóng góp của công ty và việc xây dựng, tu sửa đường xá. - Giải quyết được bao nhiêu % chất đốt cho người dân trong khu vực.

4.3.6.2. Đánh giá giữa chu kỳ

- Sau khi kết thúc chăm sóc năm thứ 3 cần tiến hành đánh giá lại các mặt: kinh tế, môi trường, xã hội;

- Nội dung đánh giá: thực hiện đầy đủ các nội dung và các bước như đánh giá hàng năm.

4.3.6.3. Đánh giá cuối chu kỳ

- Trước khi vào khai thác tiến hành đánh giá lại toàn bộ một lô rừng. - Về kinh tế: thẩm định về đường kính, chiều cao, mật độ và trữ lượng;

- Về môi trường: Diện tích rừng đưa vào khai thác, độ che phủ, nguồn nước, xói mòn đất.

- Về xã hội: Số công lao động đã đầu tư cho một lô rừng, khả năng tận thu các sản phẩm phụ.

4.3.7. Hiệu quả đầu tư

4.3.7.1. Vốn đầu tư

Bảng 4.14. Tổng hợp vốn đầu tư giai đoạn 2011-2017

(đơn vị: triệu đồng) Hạng mục Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng Trồng rừng 702,5 702,5 702,5 702,5 702,5 702,5 702,5 4917,5 Chăm sóc 866,3 866,3 866,3 866,3 866,3 866,3 866,3 6064,1

rừng trồng Cây giống 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 334,5 2341,5 Khai thác 1515,4 1535,8 1536,9 1531,8 1527,4 1526,3 1527,4 10690,9 Bảo vệ 6,642 6,642 6,642 6,642 6,642 6,642 6,642 46,494 XDCB 225 125 Tổng 3650,3 3570,7 3446,8 3441,7 3437,3 3436,2 3437,3 24060

Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường Kim Bôi, CTTNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2017 là 24060 triệu đồng. Vốn đầu tư cho hoạt động khai thác chiếm tỷ lệ lớn nhất, tuy nhiên hoạt động này lại đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Doanh thu của công ty được tính từ doanh thu bán gỗ (650.000đ/m3 cho gỗ loại A và 560.000đ/m3 cho gỗ loại B) và cây con (500đ/cây) (xem phụ biểu 10).

Bảng 4.15. Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2011-1017

(đơn vị: triệu đồng)

Năm Chi phí Doanh thu Lợi nhuận

2011 3736 3989,9 253,9 2012 3656,4 4035,1 378,7 2013 3532,5 4037,8 505,3 2014 3527,4 4026,5 499,1 2015 3523 4016,6 493,6 2016 3521,9 4014,2 492,3 2017 3523 3994,4 471,4 Tổng 24670 28114,5 3444,3

Doanh thu cả chu kỳ kinh doanh là 28114,5 triệu đồng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường có lãi với lợi nhuận là 3444,3 triệu đồng. Trung bình 1 năm thu được 429,04 triệu đồng.

4.3.7.2. Hiệu quả đầu tư a. Hiệu quả kinh tế a. Hiệu quả kinh tế

Bảng 4.16. Tổng hợp chỉ tiêu kinh tế đánh giá hiệu quả kinh doanh 1ha rừng

Mô hình NPV (đồng) BCR IRR (%)

Keo tai tượng (r=6,9%) 15,451,872 1,6 19

Keo tai tượng (r=10%) 11,322,705 1,5 15

r là lãi suất vay, tương ứng với 6,9 % và 10%.

Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV đều >0. Cụ thể, giá trị NPV (r= 10%) của Keo lai là 11,3 triệu đồng/ha, r= 6,9% là 15,5 triệu đồng/ha. Điều này chứng tỏ mô hình rừng trồng Keo lai có cho lãi.

Tỷ suất thu nhập so với chi phí BCR >1, nếu Công ty bỏ ra 1 đồng vốn thì sẽ thu lãi gấp bao nhiêu lần. Cụ thể, giá trị BCR của Keo lai là 1,6 và 1,5. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là 19% và 15% đều lớn hơn tỷ lệ chiết khấu. Điều đó có nghĩa là: Hoạt động sản xuất kinh doanh từ mô hình rừng trồng Keo lai nếu vay vốn ngân hàng 10%/ năm và 6,9%/năm thì với nguồn vốn đó, Công ty vẫn có suất sinh lời tương ứng là 15%/ năm và 19%/năm. Như vậy, lựa chọn mô hình rừng trồng Keo lai đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lãi suất vay vốn 6,9% cho lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại lâm trường kim bôi, tỉnh hòa bình​ (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)