Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượngnước sống suố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 93)

T 2015 ột 2

4.3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượngnước sống suố

suối tại Sơn La

Có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nó phụ thuộc vào thời điểm cũng như từng vị trí khác nhau. Trên địa bàn tỉnh Sơn La tại một số vị trí có dấu hiệu ô nhiễm với một số thông số cụ thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố cụ thể như sau:

-Thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có sự biến động lớn, một số điểm vượt giới hạn cho phép nhiều lần, đặc biệt tại các điểm trên suối Nậm La và Nậm Pàn. Nguyên nhân là do hoạt động thi công kè suối Nậm La, cộng thêm thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 là vào mùa mưa, đất đá bị rửa trôi cuốn theo dòng nước vào các hồ, suối trên địa bàn tỉnh, dẫn đến hàm lượng phù sa lớn làm gia tăng giá trị TSS trong nước mặt.

- Thông số Ecoli cũng có sự biến động lớn giữa các vị trí và giữa các đợt quan trắc, cho thấy nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bị ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp nhận chất thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải công nghiệp. Tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần; đối với các vị trí là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương có diễn biến không ổn định qua các đợt quan trắc, tại các vị trí này phải thường xuyên quan trắc để có thể theo dõi chính xác chất lượng nước mặt.

- Tại một số điểm cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng (Amoni, Nitrit, Phosphat, Tổng dầu mỡ). Các vị trí vượt giới hạn cho phép

đều là các vị trí có suối chảy qua các khu dân cư như thành phố Sơn La, thị trấn Hát Lót…chất lượng nước bị ô nhiễm bởi hoạt động thi công xây dựng cũng như nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cộng đồng dân cư, nước thải chế biến cà phê. Điển hình như suối Nậm La chảy qua thành phố Sơn La, suối Nậm Pàn chảy qua thị trấn Hát Lót (nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy Đường Mai Sơn, nhà máy Tinh bột sắn Mai Sơn), suối Nà Hà 1 (khu vực chiềng Mung, nơi tiếp nhận nước thải sơ chế cà phê của dân cư trong khu vực).

Ngoài ra, chất lượng nước tại tấtcác điểm quan trắc đều bị ảnh hưởng bới các nhân tố như:

- Khai thác khoáng sản chưa có công nghệ phù hợp, chưa có hệ thống xử lý; hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp sơ chế tài nguyên, tái chế phế liệu và chế biến nông, lâm sản… đã góp phần không nhỏ gây ô nhiễm tài nguyên nước.

- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ô nhiễm nước. Công nghệ khai thác lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, vận hành không đúng quy trình, xả nước chưa xử lý đạt chuẩn ra môi trường...

- Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, rác thải của dân cư được thải trực tiếp ra môi trường gâyhiện tượng ô nhiễm hữu cơ môi trường nước sông, suối

- Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh, chảy trực tiếp ra hệ thống mương thuỷ lợi chung và thoát ra sông kết quả là nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ DO thấp.

- Hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn, hoạt động kinh tế xã hội, làm đường giao thông khu vực miền núi…làm mất lớp phủ thực vật, tăng khả

năng xói mòn rửa trôi đất, làm cho chất rắn lơ lửng xâm nhập vào nước mặt ngày càng nhiều.

- Ý thức của cộng đồng dân cư chưa cao. Hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm nước mặt còn phổ biến.

- Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần rất lớn trong việc làm ô nhiễm nước mặt. Vào thời điểm tiến hành lấy mẫu vào mùa mưa, cộng thêm địa hình cắt xẻ mạnh, tầng phong hóa dày, bao gồm các loại đất tơi xốp, dễ bị xói mòn rửa trôi nên đã làm cho hàm lượng TSS trên hệ thống sông suối tăng mạnh.

- Vùng thượng nguồn các sông lớn và vùng núi gây ô nhiễm chủ yếu do tự nhiên và hoạt động khai thác, chế biến nông sản, nhà máy sữa, làm đường giao thông, khai hoang chặt phá rừng đầu nguồn. Khu vực thành phố Sơn Lavà các huyện đồng bằng nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu do sức ép của dân cư, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ - thương mại.

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nƣớc sông, suối tại Sơn La.

ơ sở đề xuất giải pháp

- Nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La tại một vài vị trí đã có dấu hiệu ô nhiễm. Theo đó, thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có sự biến động lớn, đặc biệt tại các điểm trên suối Nậm La và Nậm Pàn. Nguyên nhân là do hoạt động thi công kè suối Nậm La, cộng thêm thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 (tháng 9 - 10/2017) là vào mùa mưa, đất đá bị rửa trôi cuốn theo dòng nước vào các hồ, suối trên địa bàn tỉnh, dẫn đến hàm lượng phù sa lớn làm gia tăng giá trị TSS trong nước mặt.

- Tại một số điểm đã bị ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp nhận chất thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải công nghiệp. Tại

hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần.

- Một số điểm tại Sơn La cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng. Chất lượng nước bị ô nhiễm bởi hoạt động thi công xây dựng cũng như nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cộng đồng dân cư, nước thải chế biến cà phê. Điển hình như suối Nậm La chảy qua thành phố Sơn La, suối Nậm Pàn chảy qua thị trấn Hát Lót, suối Nà Hà 1 (khu vực chiềng Mung, nơi tiếp nhận nước thải sơ chế cà phê của dân cư trong khu vực).

- Một số thông số khác như độ pH, oxy hòa tan, thông số oxy sinh học BOD5, hàm lượng COD…có diễn biến tương đối ổn định, không có sự chênh lệch giữa các đợt quan trắc và đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT.

- Tại số vị trí quan trắc có kết quả kim loại nặng (Mangan, Sắt và Thủy ngân) trong nước mặt vượt giới hạn cho phép. Tuy nhiên kết quả quan trắc diễn biến không ổn định, cần tiếp tục theo dõi để đánh giá chính xác chất lượng nước.

Như vậy, từ việc phân tích đánh giá chất lượng nước mặt nhằm theo dõi, giám sát môi trường nước mặt tại một số sông, suối trên địa bàn tỉnh, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường là vô cùng cần thiết. Nó là cơ sở giúp nhận định các nguyên nhân và đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và phục hồi môi trường đầu nguồn nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây

thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.

- Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

- Xử lý phân gia súc,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá theo những mục tiêu ban đầu đề ra với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Xuân Dũng đề tài “Đánh giá mức độ biến động chất lƣợng nƣớc sông, suối của tỉnh Sơn La” đã hoàn thành với các kết quả thu được như sau:

- Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày đặc nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Nhìn chung hầu hết các sông suối thuộc địa phận tỉnh Sơn La có độ dốc lòng sông lớn, lắm thác ghềnh là ưu thế lớn để khai thác tiềm năng thuỷ điện, nhưng lại gây hạn chế đến phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông, thuỷ lợi.

- Môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La có chất lượng còn khá ổn định với nhiều sông, suối, hồ nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi Hóa chất Bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cần áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Sơn La có một vài vị trí đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm cụ thể như sau:

+ Nước mặt trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh (E.coli). Tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần; đối với các vị trí là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương có diễn biến không ổn định qua các đợt quan trắc, tại các vị trí này phải thường xuyên quan trắc để có thể theo dõi chính xác chất lượng nước mặt.

+ Trong 3 năm từ 2016 đến 2018, do chế độ mưa không đều nên chất lượng nước mặt bị ảnh hưởng, hàm lượng TSS trong nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La tại đa số các điểm quan trắc thường cao vượt GHCP, độ đục trong

nước cao. Thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có sự biến động lớn, một số điểm vượt giới hạn cho phép nhiều lần, đặc biệt tại các điểm trên suối Nậm La và Nậm Pàn. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng Oxy hòa tan trong nước thường cao hơn GHCP so với Quy chuẩn.

- Chỉ số chất lượng nước (WQI) có sự biến động lớn giữa các đợt quan trắc (đặc biệt tại các vị trí về phía cuối hạ lưu). Chỉ số chất lượng nước năm 2016 thấp hơn. Tương ứng nước bị ô nhiễm nặng hơn, cần các biện pháp xử lý. Sang năm 2018 chất lượng nước mặt được cải thiện hơn, nhưng nguồn nước chỉ đảm bảo sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác.

- Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện xả thải ra môi trường sông, suối. Cần có hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt (cống ngầm kín) rồi đổ ra hệ thống cống chung, tránh tình trạng xả tràn lan gây ô nhiễm. Nước thải công nghiệp, y tế cần phải xử lý theo qui định môi trường trước khi thải ra cộng đồng. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

2. Tồn tại

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng đề tài vẫn còn tồn tại như sau:

- Diện tích lấy mẫu còn hẹp, số lượng mẫu phân tích còn ít, chưa phản ánh hết chất lượng nước của khu vực nghiên cứu. Mặt khác mới chỉ đánh giá chất lượng nước mặt trong mùa mưa, chưa có điều kiện tiến hành phân tích theo các mùa trong năm.

- Các thông số được phân tích còn hạn chế, chưa áp dụng được các phương pháp đánh giá chất lượng nước một cách tổng hợp.

- Việc đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm đến chất lượng nước ở khu vực chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và kĩ lưỡng.

- Chưa đưa ra được những đề xuất cải thiện chất lượng nước chi tiết và cụ thể cho các khu vực nghiên cứu.

3. Kiến nghị

Để khắc phục những tồn tại trên và đạt được kết quả tốt hơn, đề tài có những kiến nghị sau:

-Tiếp tục tổng hợp các thông số quan trắc môi trường trong tất cả các đợt quan trắc trong năm, để có đánh giá toàn diện hơn biến động chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh.

-Phân tích đầy đủ hơn các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước tại khu vực nghiên cứu.

-Cần nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động này trên diện tích rộng hơn với số mẫu phân tích nhiều hơn.

-Cần phân tích toàn diện hơn cả môi trường nước mặt và nước ngầm tại khu vực này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo hiện trang môi trường tỉnh Sơn La giai đoạn2011 - 2015

2. Bảo Anh (2016), Nguồn nước sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/moi-truong/nguon-nuoc-song-ngay-cang-o-nhiem- nghiem-trong_t114c1143n101615

3. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đợt 2 năm 2016 4. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đợt 2 năm 2017 5. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Sơn La đợt 2 năm 2018

6. Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Sơn La 2006 – 2020 7. Bộ tài nguyên và môi trường (2010), Báo cáo môi trường Quốc gia 2010:Tổng

quan môi trường Việt Nam.

8. Bùi Xuân Dũng (2014). Bài giảng kỹ thuật sinh học trong quản lý môi trường. Trường Đại học Lâm Nghiệp

9. Đinh Thị Hải Vân, Bài giảng quản lý môi trường.

10.Dương Thị Bích Ngọc (2012). Đánh giá môi trường. Bài giảng Đại học Lâm Nghiệp.

http://luanvan.co/luan-van/o-nhiem-nuoc-tren-the-gioi-1200/ 11.Nghị định số 117/2009/NĐ-CP

12.Nghị định số 149/2004/NĐ-CP

13.Nguyễn Hồng Thái và nhóm cộng sự (2013) Luận văn " Ô nhiễm nước trên thế giới" - Đại học Nông nghiệp Hà Nội

14.QCVN 08:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH11 ngày 21 tháng 6 năm 2012.

17.Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính toán chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, 2011;

18.Trần Lâm (2016) Ô nhiễm nguồn nước - Thực trạng đáng báo động - http://suckhoedoisong.vn/o-nhiem-nguon-nuoc-thuc-trang-dang-bao-dong- n123592.html

Tài liệu tiếng anh:

19.Andy Bookter, Richard D. Woodsmith, Frank H. McCormick, and Karl M. Polivka (January 2009) - Water Quality Trends in the Entiat River Subbasin: 2007-2008

20.Andrea Czarnecki và Roxanne Beavers (2010) - Peel River Basin Water Quality Report

21.Fink, J. C. (2005, August). Chapter 4 – Establishing A Relationship Between Sediment Concentrations And

Turbidityhttp://www.uwgb.edu/watershed/fink/Fink_Thesis_Chap4.pdf https://www.aadnc-aandc.gc.ca/eng/1100100024826/1100100024930 https://www.researchgate.net/publication/235911145_water_quality_trend s_in_the_entiat_river_subbasin_2007-2008

Tài liệu internet:

22. http://www.luanvan.co/luan-van/danh-gia-hien-trang-moi-truong-nuoc-mat-tinh- ha-nam-nam-2010-1523/ 23. https://baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen/son-la-chat-luong-moi- truong-nuoc-mat-nhieu-nguy-co-o-nhiem-1253948.html 24.https://text.123doc.org/document/5068678-danh-gia-hien-trang-nuoc- ngam-thanh-pho-cam-pha-tinh-quang-ninh-khoa-luan-tot-nghiep.htm 25.https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/danh-gia-hien-trang-va-phan-tich- dien-bien-chat-luong-nuoc-mat-tinh-nghe-an-luan-van-ths-khoa-hoc-moi-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)