Đánh giá biến động chất lượngnước theo WQI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 85)

T 2015 ột 2

4.2.2. Đánh giá biến động chất lượngnước theo WQI

Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán WQI đã qua xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất lượng số liệu. Kết quả WQI được tính toán cụ thểnhư sau:

Điểm quan trắc

năm 2016 năm 2017 2018 Thuộc sông, suối, hồ

hiệu Kết quả Thang màu Kết quả Thang màu Kết quả Thang màu Thành phố Sơn La

Khu vực xã Hua La (Điểm quan

trắc trên suối Nậm La) MN1 20.6 91.6 62.4

Chân cầu Trắng (Điểm quan trắc

trên suối Nậm La) MN2 20.6 20.2 58.6

Chân cầu bản Tông (Điểm quan

trắc trên suối Nậm La) MN3 20.8 57.8 57.2

Huyện Mai Sơn

Chân cầu Sắt Mai Sơn

MN4 20.3 61.4 58.4

Suối Nậm Pàn xã Mường Bon

MN5 19.9 86.2 59.9

Suối Nậm Pàn xã Mường Bằng

MN6 20.2 86.3 76.2

Huyện

Yên Chân cầu Chiềng Đông

Suối Sập khu vực Thủy điện Sập

Việt MN9 56.0 20.9 60.5

Huyện Mộc Châu

Hồ thủy điện Hòa Bình xã Sao Tua MN10 55.2 96.6 75.2

Suối Sập xã Chiềng Sơn

MN11 79.2 93.1 80.9

Suối Giăng xã Hua Păng

MN12 - - -

Huyện Bắc Yên

Chân cầu suối Sập

MN13 89.0 63.3 20.9

Chân cầu Tạ Khoa

MN14 20.8 75.0 71.3 Huyện Phù Yên Đập tràn suối Ngọt MN15 58.2 69.6 75.0

Chân cầu suối Tấc

Huyện Thuận Châu

Chân cầu suối Muội

MN18 57.6 82.9 70.9

Suối Muội - xã Thôm Mòn

MN19 68.3 84.7 70.7

Huyện Quỳnh Nhai

Suối Mường Giàng - Ngã ba xã

Mường Giàng MN20 76.3 - 79.1

Bến phà Pá Uôn

MN21 71.9 96.6 79.5

Suối Nậm Giôn - xã Mường Giôn

MN22 20.9 93.4 79.9

Huyện Sông

Gần Trạm khí tượng thủy văn

MN23 20.8 61.4 20.1

Nước Sông Mã đoạn chạy qua địa

phận xã Nà Nghịu MN24 20.6 82.4 20.2

Huyện

Cửa suối Nậm Bú (đoạn sắp đổ ra

sông Đà) MN27 20.8 89.0 85.4

Cửa Suối Chiến (đoạn sắp đổ ra

sông Đà) MN28 87.3 61.0 87.5

Huyện Vân

Hồ

Suối Quanh xã Xuân Nha (suối

Nha xã Xuân Nha) MN29 86.5 20.9 79.0

Huyện Vân Hồ (suối Lìn, gần Ban

Từ kết quả tính toán WQI của 3 năm 2016, 2107, 2018 cho thấy: nước mặt trên địa bản tỉnh có sự biến động giữa các năm.Tại thời điểm quan trắc vào mùa mưa, hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao, kéo theo độ đục tăng và hàm lượng Oxy hòa tan trong nước giảm. Đây là nguyên nhân chính làm cho chất lượng nước mặt tại một số vị trí quan trắc trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn biến xấu hơn. Cụ thể như sau:

- Trong năm 2016 chỉ số WQI của nước mặt tại các con sông, suối trên địa bàn tỉnh cho thấy chất lượng nước mặt trong năm 2016 kém hơn so với năm 2017 và 2018. 12/30 vị trí ở mức đánh giá nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai. Các vị trí còn lại nước có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu hoặc sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh.

- Năm 2017, chỉ số WQI ổn định hơn so với hai năm còn lại. Tại điểm quan trắc tại xã Hua La (Sơn La), chân cầu sắt Yên Châu, Hồ thủy điện Hòa Bình xã Sao Tua, suối sập Chiền Sơn (Mộc Châu), Bến phà Pá Uôn, suối Nậm Giôn (Quỳnh Nhai), trạm cấp nước Mường La, suối Lìn (Vân Hồ) nước sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Năm 2018, vị trí chân cầu suối Sập (Bắc Yên), trạm khí tượng thủy văn và đoạn chạy qua địa phận xã Nà Nghịu của sông Mã (huyện Sông Mã) chất lượng nước có dấu hiện ô nhiễm nặng, cần đề xuất biện pháp xử lý thích hợp. Tại các vị trí quan trắc khác, chất lượng nước đáp ứng được mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp.

Qua đánh giá chỉ số WQI, cho thấy chất lượng nước Sơn La về cơ bản diễn biến chưa ổn định, xong đa số đáp ứng được mục đích tưới tiêu hoặc cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp. Một vài vị trí quan trắc chất lượng nước xấu do thời điểm quan trắc vào mùa mưa, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, độ đục tăng và hàm lượng DO giảm.

4.3. Các nhân tố tiềm năng ảnh hƣởng đến chất lƣợng nƣớc sông, suối của Sơn La

4.3.1. Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, suối tại Sơn La sông, suối tại Sơn La

Bảng 4.3: Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sống, suối

Tên sông, suối Nhân tố tác động

Suối Nậm La Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện

Suối Nậm Pàn Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nhà máy tinh bột sắn

Suối Sập Nước thải sinh hoạt Sông Đà Nước thải sinh hoạt Suối Ngọt Nước thải sinh hoạt Suối Giăng Nước thải sinh hoạt Suối Tấc Nước thải sinh hoạt

Suối Muội Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện Suối Giàng Nước thải sinh hoạt

Sông Mã Nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện

Nhận xét: Nhân tố tiềm năng có tác động trực tiếp đến chất lượng nước

sông suối trên toàn bộ địa bàn tỉnh Sơn La chủ yếu là do các hoạt động xả thải rác và nước thải bừa bãi. Tại suối Nậm La và Nậm Pàn còn chịu tác động tiêu cực đến chất lượng nước bởi hoạt động của các nhà máy hay bệnh viện liền kế

đó. Ngoài ra, nạn chặt phá rừng hay khai thác tài nguyên bừa bãi dẫn đến lũ lụt, xạt lở đất cũng là nguyên nhân khiến các thông số nước mặt bất ổn định, ảnh hướng lớn tới chất lượng nước mặt trên toàn tỉnh Sơn La.

4.3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước sống suối tại Sơn La suối tại Sơn La

Có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nó phụ thuộc vào thời điểm cũng như từng vị trí khác nhau. Trên địa bàn tỉnh Sơn La tại một số vị trí có dấu hiệu ô nhiễm với một số thông số cụ thể bị ảnh hưởng bởi những nhân tố cụ thể như sau:

-Thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có sự biến động lớn, một số điểm vượt giới hạn cho phép nhiều lần, đặc biệt tại các điểm trên suối Nậm La và Nậm Pàn. Nguyên nhân là do hoạt động thi công kè suối Nậm La, cộng thêm thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 là vào mùa mưa, đất đá bị rửa trôi cuốn theo dòng nước vào các hồ, suối trên địa bàn tỉnh, dẫn đến hàm lượng phù sa lớn làm gia tăng giá trị TSS trong nước mặt.

- Thông số Ecoli cũng có sự biến động lớn giữa các vị trí và giữa các đợt quan trắc, cho thấy nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La đã bị ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp nhận chất thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải công nghiệp. Tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần; đối với các vị trí là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương có diễn biến không ổn định qua các đợt quan trắc, tại các vị trí này phải thường xuyên quan trắc để có thể theo dõi chính xác chất lượng nước mặt.

- Tại một số điểm cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng (Amoni, Nitrit, Phosphat, Tổng dầu mỡ). Các vị trí vượt giới hạn cho phép

đều là các vị trí có suối chảy qua các khu dân cư như thành phố Sơn La, thị trấn Hát Lót…chất lượng nước bị ô nhiễm bởi hoạt động thi công xây dựng cũng như nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cộng đồng dân cư, nước thải chế biến cà phê. Điển hình như suối Nậm La chảy qua thành phố Sơn La, suối Nậm Pàn chảy qua thị trấn Hát Lót (nguồn tiếp nhận nước thải của nhà máy Đường Mai Sơn, nhà máy Tinh bột sắn Mai Sơn), suối Nà Hà 1 (khu vực chiềng Mung, nơi tiếp nhận nước thải sơ chế cà phê của dân cư trong khu vực).

Ngoài ra, chất lượng nước tại tấtcác điểm quan trắc đều bị ảnh hưởng bới các nhân tố như:

- Khai thác khoáng sản chưa có công nghệ phù hợp, chưa có hệ thống xử lý; hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp sơ chế tài nguyên, tái chế phế liệu và chế biến nông, lâm sản… đã góp phần không nhỏ gây ô nhiễm tài nguyên nước.

- Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý gây ô nhiễm nước. Công nghệ khai thác lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ, vận hành không đúng quy trình, xả nước chưa xử lý đạt chuẩn ra môi trường...

- Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý, rác thải của dân cư được thải trực tiếp ra môi trường gâyhiện tượng ô nhiễm hữu cơ môi trường nước sông, suối

- Hầu hết các cơ sở chế biến nông sản đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh, chảy trực tiếp ra hệ thống mương thuỷ lợi chung và thoát ra sông kết quả là nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ DO thấp.

- Hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn, hoạt động kinh tế xã hội, làm đường giao thông khu vực miền núi…làm mất lớp phủ thực vật, tăng khả

năng xói mòn rửa trôi đất, làm cho chất rắn lơ lửng xâm nhập vào nước mặt ngày càng nhiều.

- Ý thức của cộng đồng dân cư chưa cao. Hiện tượng xả rác bừa bãi gây ô nhiễm nước mặt còn phổ biến.

- Nguyên nhân tự nhiên cũng góp phần rất lớn trong việc làm ô nhiễm nước mặt. Vào thời điểm tiến hành lấy mẫu vào mùa mưa, cộng thêm địa hình cắt xẻ mạnh, tầng phong hóa dày, bao gồm các loại đất tơi xốp, dễ bị xói mòn rửa trôi nên đã làm cho hàm lượng TSS trên hệ thống sông suối tăng mạnh.

- Vùng thượng nguồn các sông lớn và vùng núi gây ô nhiễm chủ yếu do tự nhiên và hoạt động khai thác, chế biến nông sản, nhà máy sữa, làm đường giao thông, khai hoang chặt phá rừng đầu nguồn. Khu vực thành phố Sơn Lavà các huyện đồng bằng nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu do sức ép của dân cư, các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ - thương mại.

4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nƣớc sông, suối tại Sơn La.

ơ sở đề xuất giải pháp

- Nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La tại một vài vị trí đã có dấu hiệu ô nhiễm. Theo đó, thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có sự biến động lớn, đặc biệt tại các điểm trên suối Nậm La và Nậm Pàn. Nguyên nhân là do hoạt động thi công kè suối Nậm La, cộng thêm thời điểm quan trắc đợt 2 và đợt 3 (tháng 9 - 10/2017) là vào mùa mưa, đất đá bị rửa trôi cuốn theo dòng nước vào các hồ, suối trên địa bàn tỉnh, dẫn đến hàm lượng phù sa lớn làm gia tăng giá trị TSS trong nước mặt.

- Tại một số điểm đã bị ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tiếp nhận chất thải sinh hoạt của khu dân cư và nước thải công nghiệp. Tại

hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần.

- Một số điểm tại Sơn La cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi chất dinh dưỡng. Chất lượng nước bị ô nhiễm bởi hoạt động thi công xây dựng cũng như nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cộng đồng dân cư, nước thải chế biến cà phê. Điển hình như suối Nậm La chảy qua thành phố Sơn La, suối Nậm Pàn chảy qua thị trấn Hát Lót, suối Nà Hà 1 (khu vực chiềng Mung, nơi tiếp nhận nước thải sơ chế cà phê của dân cư trong khu vực).

- Một số thông số khác như độ pH, oxy hòa tan, thông số oxy sinh học BOD5, hàm lượng COD…có diễn biến tương đối ổn định, không có sự chênh lệch giữa các đợt quan trắc và đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08- MT:2015/BTNMT.

- Tại số vị trí quan trắc có kết quả kim loại nặng (Mangan, Sắt và Thủy ngân) trong nước mặt vượt giới hạn cho phép. Tuy nhiên kết quả quan trắc diễn biến không ổn định, cần tiếp tục theo dõi để đánh giá chính xác chất lượng nước.

Như vậy, từ việc phân tích đánh giá chất lượng nước mặt nhằm theo dõi, giám sát môi trường nước mặt tại một số sông, suối trên địa bàn tỉnh, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường là vô cùng cần thiết. Nó là cơ sở giúp nhận định các nguyên nhân và đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước và phục hồi môi trường đầu nguồn nước.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không gây

thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.

- Nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước .

- Xử lý phân gia súc,động vật: Cần có kế hoạch thu gom với hố ủ hợp vệ sinh, chuồng trại cách xa nguồn nước theo qui định vệ sinh, có nền không thấm nước.

- Xử lý rác sinh hoạt và chất thải khác: Cần có phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa nhất là rác hữu cơ ở gia đình, khu tập thể cũng như nơi công cộng, đồng thời có biện pháp xử lý hợp vệ sinh không gây ô nhiễm nguồn nước.

KẾT LUẬN 1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu, tổng hợp, đánh giá theo những mục tiêu ban đầu đề ra với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Bùi Xuân Dũng đề tài “Đánh giá mức độ biến động chất lƣợng nƣớc sông, suối của tỉnh Sơn La” đã hoàn thành với các kết quả thu được như sau:

- Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày đặc nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Nhìn chung hầu hết các sông suối thuộc địa phận tỉnh Sơn La có độ dốc lòng sông lớn, lắm thác ghềnh là ưu thế lớn để khai thác tiềm năng thuỷ điện, nhưng lại gây hạn chế đến phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông, thuỷ lợi.

- Môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La có chất lượng còn khá ổn định với nhiều sông, suối, hồ nước có thể sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi Hóa chất Bảo vệ thực vật. Tuy nhiên cần áp dụng công nghệ xử lý phù hợp.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Sơn La có một vài vị trí đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm cụ thể như sau:

+ Nước mặt trên địa bàn tỉnh đã có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh (E.coli). Tại hầu hết các vị trí quan trắc đều có kết quả E.coli cao vượt giới hạn cho phép nhiều lần; đối với các vị trí là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho địa phương có diễn biến không ổn định qua các đợt quan trắc, tại các vị trí này phải thường xuyên quan trắc để có thể theo dõi chính xác chất lượng nước mặt.

+ Trong 3 năm từ 2016 đến 2018, do chế độ mưa không đều nên chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)