- Đánh giá đặc điểm sông, suối tại tỉnh Sơn La
- Phân tích mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của khu vực nghiên cứu.
- Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, suối của Sơn La.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước sông, suối tại Sơn La.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp đánh giá đặc điểm sông, suối của tính Sơn La
a) Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài một cách có chọn lọc. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng hoặc làm tăng chất lượng của đề tài. Đề tài kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau:
- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La - Số liệu của các công trình đã nghiên cứu có liên quan.
- Các tài liệu về phương pháp điều tra phân tích có lên quan.
- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan được nhà nước ban hành. - Các tài liệu trên mạng internet
b) Phương pháp điều tra thực địa
Đề tài tiến hành điều tra thực địa tại một số con sông, suối mang đặc điểm điển hình của khu vực nghiên cứu và một số con sông có đặc điểm nổi bật tại nơi thực hiện đề tài.
-Tiến hành điều tra ngoại nghiệp dựa trên bản đồ phân bố lưu vực các con sông của khu vực thực hiện đề tài.
-Phân vùng các chi sông, lưu vực sông để điều tra tránh sự trùng lặp hoặc bỏ qua.
-Thu thập các đặc điểm, số liệu của các con sông đã điều tra bằng một số thiết bị, máy móc và con người.
c) Phương pháp tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu
Đề tài thực hiện phương pháp tổng hợp các số liệu đã được điều tra bằng một số phần mềm như word hay excel. Rồi xử lý số liệu để được bộ số liệu cần, đưa ra biểu đồ, hình ảnh hay phương trình cần thiết.
2.4.2. Phương pháp Phân tích mức độ biến động chất lượng nước sông suối của tỉnh Sơn La suối của tỉnh Sơn La
Bảng 2.1: Danh mục điểm quan trắc
Tên Sông, suối Vị trí Số lần
lấy mẫu Thời gian
Tọa độ
X Y
Suối Nậm La
Khu vực xã Hua La 3 2016 - 2018 2356740 490153
Chân cầu trắng 3 2016 - 2018 2359044 490829
Chân cầu bản Tông 3 2016 - 2018 2364431 490543
Suối Nậm Pàn
Chân cầu sắt Mai Sơn 3 2016 - 2018 2328494 533180
Suối Nậm Pàn xã Mường Bon 3 2016 - 2018 2349869 570635
Suối Nậm Pàn xã Mường Bằng 3 2016 - 2018 2351829 505250
Suối Sập
Chân cầu Chiềng Đông 3 2016 - 2018 2334895 524025
Chân cầu sắt yên châu 3 2016 - 2018 2328494 533180
Suối sập khu vực thủy điện Sập Việt 3 2016 - 2018 2328774 535262
Sông Đà
Hồ thủy điện Hòa Bình Xã Sao Tua (gần điểm xả thải của nhà máy luyện kim màu Sơn La
3 2016 - 2018 2324841 570567
Tên Sông, suối Vị trí Số lần
lấy mẫu Thời gian
Tọa độ
X Y
Suối Giăng Suối Giăng xã Hua Păng 3 2016 - 2018 2312999 578461
Suối Sập Chân cầu suối sập 3 2016 - 2018 2348900 0552793
Sông Đà Chân cầu Tạ Khoa 3 2016 - 2018 2345975 0537850
Suối Ngọt Đập tràn suối Ngọt 3 2016 - 2018 2353453 0565830
Suối Tấc Chân cầu suối Tấc 3 2016 - 2018 2354019 0568198
Sông Đà Bến Phà vạn Yên 3 2016 - 2018 2329152 0573717
Suối Muội
Chân cầu suối Muội 3 2016 - 2018 2370036 0471314
Suối Muội – Xã Thôm Mòn 3 2016 - 2018 2370344 0469599
Suối Giàng Suối Mường Giàng – Ngã Ba xã
Mường Giàng 3 2016 - 2018 2396026 0460960
Sông Đà Bến Phà Pá Uôn 3 2016 - 2018 239489 0460046
Suối Nậm Giôn Suối Nậm Giôn – xã Mường Giôn 3 2016 - 2018 2408227 0466344
Sông Mã
Gần trạm khí tượng thủy văn 3 2016 - 2018 2314512 0495196
Nước sông mã đoạn chảy qua địa phận
Tên Sông, suối Vị trí Số lần
lấy mẫu Thời gian
Tọa độ
X Y
Sông Đà
Chân cầu vĩnh cửu 3 2016 - 2018 2377043 0502419
Gần trạm cấp nước Mường La 3 2016 - 2018 2379828 0502947
Suối Nậm Bú Cửa suối nậm Bú (đoạn sắp đổ ra
Sông Đà) 3 2016 - 2018 2371818 0505046
Suối Chiến Cửa suối chiến (đoạn sắp đổ ra Sông
Đà) 3 2016 - 2018 2375715 0503858
Suối Quanh Suối Quanh xã Xuân Nha (Suối Nha
xã Xuân Nha) 3 2016 - 2018 2289510 0577723
Suối Lìn huyện Vân Hồ (Suối Lìn, gần Ban chỉ
Đề tài tiến hành lấy mẫu phân tích và đánh giá biến động chất lượng nước qua các thông số môi trường nước cụ thể sau đây:
Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra ngoại nghiệp để tiến hành lấy mẫu chất lượng nước mặt của các con sông, suối trên địa bàn thực hiện đề tài. Với phương pháp lấy mẫu được nêu cụ thể như sau:
Phƣơng pháp lấy mẫu
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) - Chất lượng nước - Phần 1: Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3:2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước mặt.
- TCVN 6663-6:2008 - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và ở suối; - TCVN 6663-3:2008 - Lấy mẫu. Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu; - TCVN 8880:2011 - Chất lượng nước - lấy mẫu để phân tích sinh vật - TCVN 5993-1995: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6492:2011 - Chất lượng nước - Xác định pH;
- TCVN 7325:2004 - Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan;
a) Nguyên tắc lấy mẫu
Khi lấy mẫu nước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dụng cụ lấy mẫu và dụng cụ đựng mẫu phải được rửa sạch và áp dụng các biện pháp cần thiết bằng các chất tẩy rửa và dung dịch axit để tránh sự biến đổi của mẫu đến mức độ tối thiểu.
- Khi lấy mẫu nước mặt tại sông suối, dùng dụng cụ lấy mẫu lấy trực tiếp nước vào chai đựng và nắp đầy chai. Tránh hiện tượng có bọt khí trong chai đựng mẫu ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Nếu có phải tiến hành lấy mẫu lại.
b) Phương pháp bảo quản và vận chuyển mẫu
- Môi trường nước (nước mặt sông, suối): Mẫu nước đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh có bảo quản hóa chất theo từng thông số được dán nhãn và vận chuyển theo đúng TCVN 6663-3:2008 – Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
+ DO, pH: Được đo nhanh tại hiện trường bằng máy đo nước đa chỉ tiêu YSI 556 và máy đo pH Hana;
Bảng 2.2: Dụng cụ và hóa chất lấy mẫu
TT Tên dụng cụ Bảo quản Thông số phân tích
1 Chai nhựa 0,5 lít Axit
H2SO4 COD, NH4 + , NO3 - , Phosphat...
2 Chai thuỷ tinh màu nâu
0,1lít Lạnh Coliform, E.Coli
3 Chai nhựa 0,5 lít Axit HNO3 Kim loại
4 Chai nhựa 0,5 lít NaOH CN-
5 Chai nhựa 1,5 lít Lạnh
TSS, Hóa chất bảo vệ thực vật, Florua, Sunfua, Độ cứng, độ đục, TDS...
6 Chai thủy tinh 01 lít Lạnh Tổng dầu mỡ
c) Báo cáo lấy mẫu có những thông tin sau:
+ Địa điểm (tên) lấy mẫu, có toạ độ và mọi thông tin về địa điểm; + Chi tiết về điểm lấy mẫu;
+ Ngày tháng lấy mẫu; + Phương pháp lấy mẫu; + Thời gian lấy mẫu; + Người lấy mẫu;
+ Điều kiện thời tiết;
+ Chất bảo vệ hoặc chất ổn định đã đưa thêm vào mẫu; + Dữ liệu thu thập tại hiện trường.
Mẫu được bảo quản lạnh từ ngay sau khi lấy và gửi về phòng thí nghiệm trong vòng 24h.
Mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La bao gồm 30 điểm, chia làm 08 tuyến quan trắc như sau:
+ Tuyến khu vực thành phố Sơn La; + Tuyến Sơn La – Thuận Châu; + Tuyến Sơn La – Bắc Yên Phù yên; + Tuyến Sơn La – Mường La;
+ Tuyến Sơn La – Mai Sơn – Yên Châu;
+ Tuyến Sơn La – Quỳnh Nhai – Mường Giôn; + Tuyến Sơn La – Sông Mã – Sốp Cộp;
+ Tuyến Sơn La – Mộc Châu – Vân Hồ.
Bảng 2.3: Vị trí lấy mẫu
STT Vị trí lấy mẫu
1 NM 001 Khu vực xã Hua La (Điểm quan trắc trên suối Nậm La) 2 NM 002 Chân cầu Trắng (Điểm quan trắc trên suối Nậm La) 3 NM 003 Chân cầu bản Tông (Điểm quan trắc trên suối Nậm La) 4 NM 004 Chân cầu Sắt Mai Sơn
5 NM 005 Suối Nậm Pàn xã Mường Bon 6 NM 006 Suối Nậm Pàn xã Mường Bằng 7 NM 007 Chân cầu Chiềng Đông
8 NM 008 Chân cầu Sắt Yên Châu
STT Vị trí lấy mẫu
10 NM 010 Hồ thủy điện Hòa Bình xã Sao Tua (gần điểm xả thải của nhà máy luyện kim màu Sơn La)
11 NM 011 Suối Sập xã Chiềng Sơn 12 NM 012 Suối Giăng xã Hua Păng 13 NM 013 Chân cầu suối Sập
14 NM 014 Chân cầu Tạ Khoa 15 NM 015 Đập tràn suối Ngọt 16 NM 016 Chân cầu suối Tấc 17 NM 017 Bến phà Vạn Yên 18 NM 018 Chân cầu suối Muội
19 NM 019 Suối Muội - xã Thôm Mòn
20 NM 020 Suối Mường Giàng - Ngã ba xã Mường Giàng 21 NM 021 Bến phà Pá Uôn
22 NM 022 Suối Nậm Giôn - xã Mường Giôn 23 NM 023 Gần Trạm khí tượng thủy văn
24 NM 024 Nước Sông Mã đoạn chạy qua địa phận xã Nà Nghịu 25 NM 025 Chân cầu Vĩnh Cửu
26 NM 026 Gần trạm cấp nước Mường La
27 NM 027 Cửa suối Nậm Bú (đoạn sắp đổ ra sông Đà) 28 NM 028 Cửa Suối Chiến (đoạn sắp đổ ra sông Đà)
29 NM 029 Suối Quanh xã Xuân Nha (suối Nha xã Xuân Nha) 30 NM 030 Huyện Vân Hồ (suối Lìn, gần Ban chỉ huy quân sự)
Phương pháp phân tích chất lượng nước mặt:
Sau khi tiến hành lấy mẫu, đề tài tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm đảm bảo TCVN sau:
- TCVN 6001-1:2008 - Chất lượng nước – Xác định nhu cầu Oxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.
- SMEWW 2540D:2012 – Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng. - QT-HT-02– Chất lượng nước – Xác định hàm lượng tổng chất rắn hòa tan. - SMEWW 4500S2-.D:2012 - Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunfua và sunphat.
- TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150/1: 1984) - Chất lượng nước – Xác định Amoni- Phương pháp trắc phổ thao tác bằng tay.
- TCVN 6638:2000 (ISO 10048-1991) - Chất lượng nước – Xác định nito -Phương pháp dùng hợp kim Devarda để khử.
- TCVN 6202:2008 (ISO 6878-1 :1986) - Chất lượng nước – Xác định Phốtpho – Phương pháp trắc phổ dùng amoni molipđat.
- TCVN 6187-1-2009 (ISO 9308-1-2000) - Chất lượng nước – Phát hiện và đếm Escherichia Coli và vi khuẩn Coliform – Phần 1: Phương pháp màng lọc.
Phương pháp tổng tổng hợp số liệu, đánh giá số liệu:
Sau khi phân tích chất lượng nước mặt, đề tài tiến hành tổng hợp số liệu xử lý số liệu bằng một số phần mềm như word và exel rồi đưa ra đánh giá nhận xét.
Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước (WQI)
Để đánh giá chính xác hiện trạng ô nhiễm tại các vị trí, các điểm quan trắc, đề tài đã tham khảo cách tính chỉ số WQI được hướng dẫn và ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCMT của Tổng cục Môi trường để tính toán.
WQI cho các thông số: pH, DO, độ đục, BOD5, COD, TSS, N-NH4+, P- PO4
3-
, Coliform theo công thức sau:
3 / 1 2 1 5 1 2 1 5 1 100 b c b a a pH WQI WQI WQI WQI WQI Trong đó:
- WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4+, P-PO43-
- WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục - WQIc: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số Coliform
- WQIpH: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông số pH-.
Bảng2.4: Phân loại chất lượng nước mặt theo chỉ số chất lượngnước(WQI)
Giá trị
WQI Mức đánh giá chất lƣợng nƣớc Màu
91 - 100 Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
76 - 90 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp
51 - 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác
26 - 50 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác
0 - 25 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai
2.4.3. Xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông suối của tỉnh Sơn La sông suối của tỉnh Sơn La
Trên địa bàn tỉnh Sơn La, nguồn gây ô nhiễm nước mặt Sông, suối chủ yếu từ các nguồn xả thải sau:
+ Nước thải sinh hoạt; + Nước thải công nghiệp; + Nước thải nông nghiệp; + Nước thải y tế.
2.4.4. Phương pháp xác định các nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt tại khu vực lượng nước mặt tại khu vực
Đề tài tiến hành tiến hành sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp kế thừa tài liệu:Đề tài tiến hành sử dụng kế thừa một số nghiêncứu đã thực hiện và một số tài liệu liên quan.
Phương pháp phân tích đánh giá: Qua quá trình thực địa và khảo sát địa
hình, từ đó đưa ra các nhận định để xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước sông suối khu vực nghiên cứu.
2.4.5. Phương pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước mặt cho tỉnh Sơn La
Đề tài sử dụng các biện pháp sau đây để nghiên cứu phương pháp quản lý bảo về chất lượng nước khu vực thực hiện đề tài:
Phương pháp kế thừa số liệu: Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích thông tin số liệu: Tổng hợp số liệu từ các dự án, các báo cáo, số liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho luận văn, các căn cứ, văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Hệ thống văn bản pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, trong quản lý tài nguyên nước của tỉnh. Các văn bản pháp luật được áp dụng trong quản lý tài nguyên nước mặt:
+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ngày 21/6/2012; + Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/06/2014;
+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.
+ Nghị định số: 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ môi trường nguồn nước.
+ Nghị định Số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;
+ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
+ Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;
+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài