Đặc điểm sông suối tại tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 49)

Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày, mật độ từ 1 - 1,8 km/km2nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Sông Đà, đoạn chảy vào địa phận tỉnh Sơn La dài khoảng 250 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.844 km2, gồm 24 chi lưu lớn: Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Muội, Nậm Pàn, suối Tấc, suối Sập và nhiều suối nhỏ, độ dốc lớn. Sông Mã (đoạn chảy trên địa phận tỉnh Sơn La) dài 93 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 3.978 km2

, gồm 11 chi lưu lớn: Nậm Công, Nậm Sai, Nậm Lẹ, Nậm Thi và nhiều suối nhỏ. Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình), trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây dựng xong thủy điện Sơn La, diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh Sơn La sẽ đạt gần 2 vạn ha, tiềm năng lớn cho khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Nhìn chung hầu hết các sông suối thuộc địa phận tỉnh Sơn La có độ dốc lòng sông lớn, lắm thác ghềnh là ưu thê lớn để khai thác tiềm năng thuỷ điện, nhưng lại gây hạn chế đến phát triển sản xuất nông nghiệp và giao thông, thuỷ lợi. Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu phức tạp, địa hình bị chia căt, thảm thực vật rừng bị tàn phá nên lưu lượng dòng chảy có sự biên

động theo mùa, lưu lượng mùa kiệt trùng với mùa lạnh khô, mùa lũ trùng với mùa mưa, cường độ dòng chảy mạnh thường gây ra lũ quét, lũ ống ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Sông, suối của Sơn La có tiềm năng thuỷ điện đứng đầu cả nước. Việc khai thác tiềm năng đó có ý nghĩa KTXH to lớn không chỉ đối với tỉnh mà còn mang tầm vóc Quốc gia. [Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh sơn la giai đoạn 2011-2015].

Sông Đà: Sông Đà là phụ lưu có diện tích lưu vực lớn nhất của lưu vực

sông Hồng, diện tích lưu vực sông Hồng tính đến Sơn Tây là 143.300 km2 thì sông Đà có 52.900 km2

chiếm 36,9% nhưng chiếm tới 47% tổng lượng nước sông Hồng (56,1 km3) trong 118,2 km3 (tại Sơn Tây), chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La 238km.

Sông Mã: Bắt nguồn từ Tuần Giáo tỉnh Điện Biên, đoạn chảy qua tỉnh

Sơn La có chiều dài 94 km, diện tích lưu vực tính đến tỉnh Sơn La tại Xã Là – Chiềng Khương khoảng 6.30km2.

Suối Nậm La: Có diện tích 446,5 km2, bắt nguồn từ dãy núi cao Phu Ta Lan thuộc cao nguyên Sơn La – Nà Sản. Mật độ suối ở lưu vực 0,42 km/km2 so với các lưu vực khác trong tỉnh thì mật độ suối của lưu vực ở mức nghèo và dưới trung bình so với sông suối ở các vùng trong tỉnh.

Suối Nậm Pàn: Bắt nguồn từ vùng cao biên giới Việt – Lào thuộc

huyện Yên Châu chảy qua huyện Mai Sơn, Mường La và nhập lưu với Nậm La thành suối Nậm Bú. Diện tích lưu vực: 610 km2, mật độ sông suối 0,43 km/km2 ở mức nghèo và dưới mức trung bình so với lưu vực sông suối khác trong tỉnh, dòng chảy Nậm Pàn theo hướng Đông Nam – Tây Bắc với chiều dài suối tính từ nguồn tới cửa ra 87,27 km.

Suối Sập: Là nhánh sông cấp 1 của sông Đà, chiều dài khoảng 68 km,

bắt nguồn từ cao nguyên Mộc Châu đến xã Sập Vạt, Yên Châu nhập lưu với Suối Vạt, sau đó chảy ra sông Đà. Suối Sập Vạt có nhiều chi lưu trong đó có: Suối Vạt, suối So Lung, suối Môn, suối A Má.

Suối Tấc: Là nhánh cấp 1 của sông Đà, bắt nguồn từ huyện Nghĩa Lộ,

Yên Bái, chảy về Phù Yên, Sơn La. Lưu vực có hình nan quạt, dòng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Diện tích lưu vực suối Tấc khoảng 48 km2

. Mật độ phân bố các suối nhỏ trong lưu vực khá đồng đều với các chi lưu: suối Lạt, suối Ngang, suối Thải, suối Gióng, suối Tộ, suối Lầm…

Suối Muội: Bắt nguồn từ núi Hua Lái cao 1.551 m, là nhánh sông cấp

TT Lƣu vực phía bờ của sông L sông (Km) bq (m) bqlv (%o) rộng bq km/km2 lƣới sông (km/km2) Hệ số uốn khúc Phần % thuộc tỉnh I SÔNG MÃ 1 Nậm Khoai Mã (T) 62,5 890 18,0 29,7 1,45 100 2 Nậm Khôi Mã (P) 17,5 1164 19,1 6,5 - 1,21 100 3 Nậm Thi Mã (T) 47,5 984 19,3 18,1 - 1,28 100 4 Nậm Công Mã (P) 52 1233 16,4 19,9 - 1,58 100 5 Phụ số 12 (Nậm Soi) Mã (P) 59 1137 14,9 10,1 - 1,76 100 6 Nậm Le Mã (T) 28 3,3 - 1,07 100 7 Nậm Quyên Mã (T) 41 808 23,7 11,6 - 1,27 100 II SÔNG ĐÀ 1 Phụ lưu 29 (Nậm Cà Nảng) Đà (T) 10,2 4,6 1,27 100 2 Nậm Muội Đà (P) 50 503 23,8 7,7 0,67 1,45 100

5 Nậm Chiến Đà (T) 51 1464 44,2 10,4 1,15 1,37 100 6 Nậm Bú Đà (P) 81,5 789 23,0 15,7 0,54 1,34 100 7 Nậm Pia Đà (T) 27 1416 57,0 8,9 0,91 1,28 100 8 Nậm Chim Đà (T) 30 1270 49,3 5,5 1,27 1,42 100 9 Nậm Sập Đà PT) 83 839 34,5 16,1 0,48 1,39 100 10 Suối Sập Đà (T) 50 1122 38,6 9,8 1,11 1,45 100 11 Suối Tấc Đà (T) 56,5 551 38,9 10,3 0,86 1,38 100 12 Suối Giăng Đà (P) 30 696 25,1 15,1 1,49 100 13 Suối Khoang Đà (T) 27 741 35,5 7,4 0,75 1,80 100 14 Sông Nhạp Đà (T) 22 546 27,6 7,3 0,91 2,14 100 15 Suối Tân Đà (P) 36 756 25,8 8,1 0,63 1,27 100

4.2. Phân tích mức độ biến động chất lƣợng nƣớc sông, suối của khu vực nghiên cứu

4.2.1. Đánh giá biến động chất lượng nước th o Q N 8- MT:2 15 TNMT ột 2)

Thành phần môi trường nước mặt được quan trắc, lấy mẫu tại 30 điểm trên 11 huyện của thành phố tỉnh Sơn La. Trong đó, năm 2017 có 02 vị trí là Suối Mường Giàng xã Mường Giàng huyện Quỳnh Nhai, suối Phiêng Cành xã Tân Lập huyện Mộc Châu và năm 2018 có 02 điểm là Suối Lìn gần ban Chỉ huy quân sự, huyện Vân Hồ và suối Phiêng Cành, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tại thời điểm quan trắc không có nước nên không tiến hành lấy mẫu.

Để đánh giá biết động chất lượng nước sông, suối của tỉnh Sơn La, đề tài sử dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08-MT:2015/BTNMT về chất lượng nước mặt để so sánh, sử dụng giá trị cột A2 (dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2).

Tại đây cơ quan tư vấn sử dụng giá trị giới hạn phát hiện (GHPH) để thể hiện kết quả quan trắc nhỏ hơn khả năng phát hiện của phương pháp phân tích tại Phòng thí nghiệm (Theo báo cáo Phê duyệt phương pháp thử PTN). Dưới đây là kết quả quan trắc của các thông số:

4.2.1.1. Nhóm thông số vật lí

Thông số pH:

Kết quả quan trắc giá trị pH trong năm 2016 - 2018 diễn biến tương đối ổn định, không có sự chênh lệch nhiều giữa các năm và đều nằm trong ngưỡng cho phép so với QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Cột A2 (6 – 8,5).

- Năm 2016: Giá trị pH dao động trong khoảng từ 6,8 đến 7,5 - Năm 2017: Giá trị pH dao động từ 6,5 đến 8,0.

- Năm 2018: Giá trị pH dao động từ 6,6 đến 7,5

Thông số Tổng chất rắn lơ lửng (TSS):

Kết quả quan trắc thông số TSS trong nước mặt tỉnh Sơn La có sự biến động lớn, một số điểm đã vượt giới hạn QCVN 08-MT:2015 cột A2 nhiều lần.

- Năm 2016, kết quả TSS dao động lớn trong khoảng từ 20 - 510 mg/L. 4/30 vị trí quan trắc hàm lượng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) nằm trong GHCP (30 mg/L); tại 26/30 vị trí quan trắc có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS vượt từ 1,3 - 17 lần so với GHCP (30 mg/L). Cao nhất tại vị trí Suối Nậm Pàn xã Mường Bằng (điểm quan trắc tại huyện Mai Sơn).

- Năm 2017, kết quả TSS dao động lớn trong khoảng từ 8 - 434 mg/L. 21/29 vị trí quan trắc hàm lượng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) nằm trong GHCP (30 mg/L); tại 8/29 vị trí quan trắc có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS vượt từ 1,5 - 14,5 lần so với GHCP (30 mg/L). Cao nhất tại vị trí chân Cầu Trắng (điểm quan trắc tại thành phố Sơn La).

- Năm 2018, kết quả TSS dao động lớn trong khoảng từ 12 - 125 mg/L. 12/29 vị trí quan trắc hàm lượng Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) nằm trong GHCP (30 mg/L); tại 8/29 vị trí quan trắc có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS vượt từ 1,2 – 4,2 lần so với GHCP (30 mg/L). Cao nhất tại vị trí chân Cầu suối Sập (điểm quan trắc tại huyện Bắc Yên).

Như vậy năm 2016 có giá trị TSS lớn nhất và năm 2018 có giá trị TSS nhỏ nhất. Nguyênnhân do số liệu quan trắc được tổng hợp từ đợt quan trắc đợt 2 trên toàn thành phố Sơn La là vào mùa mưa, đất đá bị rửa trôi cuốn theo dòng nước vào các sông, suối trên địa bàn tỉnh, dẫn đến hàm lượng phù sa lớn làm gia tăng giá trị TSS trong nước mặt.

Thông số Độ đục:

Giá trị đo độ đục trong giai đoạn 2016 - 2018 có sự dao động lớn trong khoảng từ nhỏ hơn GHPH (2,3 NTU) của phương pháp đến 495 NTU.

- Trong năm 2016, giá trị độ đục dao động từ 2,3 NTU đến 400 NTU - Trong năm 2017, giá trị độ đục dao động từ 4,7 NTU đến 495 NTU - Trong năm 2016, giá trị độ đục dao động từ 37,8 NTU đến 284 NTU Kết quả độ đục năm 2016 và năm 2017 có khoảng chênh lớn hơn năm 2018. Song năm 2018 có giá trị độ đục thấp nhất lớn hơn giá trị độ đục thấp nhất của hai năm còn lại. Nguyên nhân là đề tài tổng hợp số liệu của đợt 2được tiến hành quan trắc vào mùa mưa nên hàm lượng các chất lơ lửng trong nước nhiều làm gia tăng giá trị độ đục.

QCVN 08-MT:2015/BTNMT không quy định giá trị so sánh đối với thông số này.

4.2.1.2. Nhóm thông số hóa học

Thông số Oxy hòa tan (DO):

Hàm lượng Oxy hòa tan đo được trong nước mặt trên địa bàn tỉnh Sơn La trong năm 2017 dao động trong khoảng từ 2,8 - 5,6 mg/L.

- Năm 2016: có 21/30 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (≥ 5 mg/L) và 09/30 vị trí quan trắc không đạt GHCP (≥ 5 mg/L). Các vị trí quan trắc có hàm lượng ôxy hòa tan thấp không đạt GHCP là tại một sổ điểm ở thành phố Sơn La, huyện Bắc Yên, huyện Phù Yên...

- Năm 2017: có 23/29 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (≥ 5 mg/L) và 06/29 vị trí quan trắc không đạt GHCP (≥ 5 mg/L). 06 vị trí quan trắc có hàm lượng ôxy hòa tan thấp không đạt GHCP tại các điểm quan trắc tại huyện Bắc Yên và huyện Phù Yên

- Đợt 2018: có 13/29 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (≥ 5 mg/L) và 16/29 vị trí quan trắc không đạt GHCP (≥ 5 mg/L). Các vị trí quan trắc có hàm lượng ôxy hòa tan thấp không đạt GHCP nằm rải rắc khắp các điểm quan trắc của các huyện trong toàn thành phố Sơn La.

Như vậy năm có sự biến động hàm lượng oxy hòa tan giữa các năm nghiên cứu. Cụ thể, năm 2018 có giá trị nằm ngoài GHCP nhiều nhất. Do thời điểm tiến hành quan trắc vào mùa mưa (đợt 2) của các năm nên hàm lượng các chất lơ lửng trong nước nhiều làm gia tăng giá trị độ đục, kết hợp với các yếu tố vi khí hậu nên hàm lượng DO trong nước mặt tại các vị trí quan trắc có sự biến động.

(Diễn biến thông số DO được thể hiện tại Biều đồ 4.4)

Thông số Nhu cầu oxy sinh học BOD5:

Kết quả quan trắc thông số BOD5 trong nước mặt giai đoạn 2016 – 2018 có sự biến động. Cụ thể:

20/30 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (6 mg/L) và có 10/30 vị trí (ở Hua La, chân cầu Trắng, suối Nậm Pàn, bên phà Vạn Yên, hồ thủy điện Hòa Bình...) có hàm lượng BOD5 (200C) cao vượt từ 1,05 - 1,52 lần so với GHCP (6 mg/L). Cao nhất tại vị trí nước mặt của suối Nậm Pàn xã Mường Bon (huyện Mai Sơn).

- Năm 2017: có 26/29vị trí quan trắc nằm trong GHCP (6 mg/L) và có 03/29vị trí (Hua La tp. Sơn La, chân Cầu Trắng tp. Sơn La) có hàm lượng BOD5 (20oC) cao vượt từ 1,02 - 1,02 lần so với GHCP (6 mg/L). Suối Mường Giàng – ngã ba xã Mường Giàng không có số liệu quan trắc.

- Năm 2018: Có 20/29 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (6 mg/L) so với Quy chuẩn. Có 08/29 vị trí tại một vài điểm quan trắc tại thành phố Sơn La, huyện Mộc Châu, huyện Sông Mã có hàm lượng BOD5 vượt GHCP lên tới 1,55 lần so với Quy chuẩn.

Từ đây cho thấy cho thấy: Diễn biến hàm lượng BOD5 trong các năm khá ổn định, khoảng 70% nằm trong GHCP hoặc vượt GHCP không đáng kể.

(Diễn biến thông số OD được thể hiện tại Biều đồ 4.5)

Thông số COD:

Giá trị COD quan trắc trong nước mặt tỉnh Sơn La qua các năm 2016- 2018 về cơ bản diễn biến ổn định, nằm trong GHCP (30 mg/L). Có duy nhất 2 điểm quan trắc tại huyện Sông Mã năm 2018 nằm ngoài GHCP, tuy nhiên vượt quá không đáng kể. Các vị trí này cần tiếp tục quan sát.

Thông số Amoni (N-NH4 +

)

Hàm lượng Amoni (N-NH4+

) quan trắc trong nước mặt tỉnh Sơn La giai đoạn 2016 - 2018 diễn biến ổn định, nằm trong GHCP so với Quy chuẩn. Cụ thể: Năm 2016 tại 30/30 vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ 0,02 - 0,26 mg/L, nằm trong GHCP (0,3 mg/L). Cao nhất tại vị trí Suối Nậm Giôn - xã Mường Giôn (Huyện Quỳnh Nhai).

Năm 2017 tại 29/29 vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ nhỏ hơn GHPH 0,02 đến 0,3 mg/L, nằm trong GHCP (0,3 mg/L). Cao nhất tại vị trí suối Sập (huyện Yên Châu)

Đợt 3 tại 29/29/30 vị trí quan trắc đều nhỏ hơn GHĐL của phương pháp (0,3 mg/L), nằm trong GHCP (0,3 mg/L) so với Quy chuẩn.

(Diễn biến thông số moni được thể hiện tại Biều đồ 4.7)

Thông số Nitrit (N-NO2

-

)

Hàm lượng Nitrit (N-NO2-

) có sự biến động giữa các đợt quan trắc. Trong đó:

- Năm 2016: Tại 24/30 vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ nhỏ hơn GHPH (0,002 mg/L) đến 0,13 mg/L, nằm trong GHCP (0,05 mg/L). Tại 6/30 vị trí quan trắc (chân cầu Trắng, chân cầu bản Tông, chân cầu Sắt Mai Sơn, Suối Nậm...) có hàm lượng Nitrit dao động từ 0,07 - 0,13 mg/L, vượt từ 1,4 – 2,6 lần so với GHCP (0,05 mg/L). Cao nhất tại vị trí đập tràn suối Ngọt.

- Năm 2017: Tại 22/29 vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ nhỏ hơn GHPH (0,002mg/L) đến 0,141mg/L, 07/30 vị trí có giá trị vượt GHCP. Điểm vượt cao nhất tại vị trí Chân cầu bản Tông tp.Sơn La.

- Năm 2018: Tại 29/29 vị trí quan trắc dao động trong khoảng từ nhỏ hơn GHĐL (0,05 mg/L) của phương pháp đến 0,09 mg/L. Trong đó 24/30 vị trí quan trắc nằm trong GHCP (0,05 mg/L) so với Quy chuẩn. 06/30 vị trí quan trắc vượt GHCP. Cao nhất tại vị trí chân cầu bản Tông, kết quả phân

tích là 0,09 mg/L, vượt 1,8 lần GHCP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)