Phương pháp quản lý bảo vệ chất lượngnước mặt cho tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 39)

Đề tài sử dụng các biện pháp sau đây để nghiên cứu phương pháp quản lý bảo về chất lượng nước khu vực thực hiện đề tài:

Phương pháp kế thừa số liệu: Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích thông tin số liệu: Tổng hợp số liệu từ các dự án, các báo cáo, số liệu từ các nguồn khác để phục vụ cho luận văn, các căn cứ, văn bản pháp lý liên quan đến quản lý tài nguyên nước. Hệ thống văn bản pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, trong quản lý tài nguyên nước của tỉnh. Các văn bản pháp luật được áp dụng trong quản lý tài nguyên nước mặt:

+ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ngày 21/6/2012; + Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/06/2014;

+ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước.

+ Nghị định số: 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ môi trường nguồn nước.

+ Nghị định Số: 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ Môi trường;

+ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

+ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

+ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

+ Thông tư 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

+ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về Quản lý chất thải nguy hại;

+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng:

+ QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh;

lượng nước dùng cho tưới tiêu;

+ QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

+ QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt;

+ QCVN 14: 2008/BTNMT Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Phương pháp thống kê: Thống kê thu thập số liệu các kết quả nghiên

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÀI NGUYÊN NƢỚC CỦA TỈNH SƠN LA 3.1. Vị trí địa lý

Sơn La là tỉnh miền núi thuộc vùng cao phía Tây Bắc Việt Nam, nằm ở khu vực trung tâm của vùng, có tọa độ địa lý từ 20o39’đến 22o02’ vĩ độ Bắc và từ 103o11’đến 105o02’ kinh độ Đông, có giáp ranh như sau:

- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và tỉnh Yên Bái;

- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; - Phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ;

- Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên.

Tỉnh Sơn La nằm sâu trong lục địa, cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 6. Tỉnh có đường biên giới với nước CHDCND Lào dài 250 km với cửa khẩu quốc gia Loóng Sập, Chiềng Khương. Trong địa bàn Tỉnh có các tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 32b, Quốc lộ 43, Quốc lộ 279, Quốc lộ 4G, các tuyến tỉnh lộ, sân bay Nà Sản tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội với các tỉnh trong vùng, với khu vực kinh tế năng động Đồng bằng Bắc Bộ và giao lưu quốc tế. Vị trí địa lý của tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong thế trận chiến lược củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biên giới và phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trường sinh thái.

Sơn La là tỉnh vùng cao, địa hình hiểm trở, nằm sâu trong nội địa, cách xa các trung tâm lớn; hệ thống giao thông vận tải chưa phát triển toàn diện, đi lại giao lưu trao đổi hàng hoá gặp nhiều khó khăn, đây là yếu tố khó khăn cơ bản, hạn chế không nhỏ trong việc thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh.

tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28 % tổng diện tích tự nhiên toàn quốc và bằng 37,88 % tổng diện tích tự nhiên vùng Tây bắc. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố).

Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La

3.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của tỉnh chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và các cao nguyên, có độ cao trung bình từ 600 - 700 m so với mặt nước biển, có 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

Nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là vùng lòng chảo, thung lũng với những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ có quy mô từ 300 - 1.000 ha do phù sa các con sông, suối bồi đắp tạo thành.

3.3. Đặc điểm khí hậu

Sơn La nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu Sơn La chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Sơn La nóng ẩm vào mùa xuân. Nắng nóng vào lúc giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Se se lạnh vào mùa thu. Lạnh buốt vào mùa đông. Những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình/năm có xu hướng tăng hơn 20 năm trước đây từ 0,50

C - 0,60C (thành phố Sơn La từ 20,90C lên 21,10C, Yên Châu từ 22,60C lên 230C); lượng mưa trung bình năm có xu hướng giảm (thành phố từ 1.445 mm xuống 1.402 mm, Mộc Châu từ 1.730 mm xuống 1.563 mm); độ ẩm không khí trung bình năm cũng giảm.

3.4. Điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội

3.4.1. Điều kiện kinh tế

3.4.1.1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ

a) Nông nghiệp

- Trồng trọt

Sản xuất nông nghiệp những tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào gieo trồng, chăm sóc cây trồng vụ đông xuân. Tính đến giữa tháng Ba, toàn tỉnh đã gieo trồng được 7.542 ha lúa đông xuân, 1.395 ha ngô, 32.176 ha sắn, 8.039 ha mía, 2.787 ha rau và 121 ha đậu các loại. So với cùng kỳ năm trước diện tích lúa đông xuân giảm 4,7%, do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại đầu vụ nên gieo cấy muộn; ngô tăng 28,9%; sắn giảm 2,0%; mía tăng 27,6%; rau các loại tăng 4,6%; đậu các loại tăng 86,2%.

- hăn nuôi

tháng 3/2018 ước tính 142.397 con, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò 291.449 con, tăng 8,2%; đàn lợn 608.320 con, tăng 0,7%; đàn gia cầm 6.446 nghìn con, tăng 6,3%.

b) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp 3 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào chăm sóc cây giống và chuẩn bị cho trồng rừng vụ xuân năm nay. Theo báo cáo của Chi cục Kiểm Lâm, toàn tỉnh đã ươm được 5.939 nghìn cây giống các loại và khảo sát được 1.747 ha địa bàn đảm bảo thực hiện trồng rừng; kết quả ra quân trồng cây phân tán nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất đạt 61,5 nghìn cây các loại, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Sản lượng gỗ khai thác tháng 3 ước tính đạt 2.452 m3, giảm 10,7%; củi khai thác ước đạt 99.670 ste, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm nay, sản lượng gỗ khai thác đạt 7.535 m3, giảm 6,3%; củi khai thác đạt 303.530 ste, giảm 1,3% so với cùng kỳ.

c) Thuỷ sản

Toàn tỉnh hiện có 2.701 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, 9.037 lồng bè nuôi trồng thủy sản với thể tích 762.830 m3. So với cùng kỳ năm trước diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 0,1%, số lồng bè tăng 3,2 lần, thể tích tăng 2,1 lần.

Sản lượng thuỷ sản tháng 3 ước tính đạt 693 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 603 tấn, khai thác 90 tấn. Tính chung quý I, sản lượng thủy sản ước tính đạt 2.161 tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng nuôi trồng 1.889 tấn, tăng 7,0%; khai thác 272 tấn, giảm 2,2%.

Sản lượng giống thủy sản tính đến tháng 3/2018 đạt 17 triệu con, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

3.4.1.2. Sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 3 ước tính giảm 0,7% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành sản

xuất và phân phối điện giảm 12,6%; cung cấp nước và xử lý, rác thải, nước thải giảm giảm 0,5%, riêng 02 ngành có chỉ số sản xuất tăng là ngành khai khoáng tăng 7,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,5% so với cùng kỳ.

Tính chung quý I năm nay, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đóng góp lớn nhất là ngành sản xuất và phân phối điện, tăng 19,9% (chủ yếu do sản lượng điện của nhà máy thủy điện Sơn La tăng 22,3% và chiếm tỷ trọng lớn với 71,0% sản lượng điện trên địa bàn tỉnh); ngành khai khoáng tăng 8,6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,9%; riêng ngành cung cấp nước và xử lý, rác thải, nước thải giảm 0,1%.

3.4.2. Tình hình văn hóa - xã hội

3.4.2.1. Dân số

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2017 đạt 1.226,0 nghìn người, tăng 1,5% (17,7 nghìn người) so với cùng kỳ năm trước, bao gồm dân số thành thị 167,3 nghìn người, chiếm 13,6%; dân số nông thôn 1.058,7 nghìn người, chiếm 86,4%; dân số nam 616,8 nghìn người, chiếm 50,3%; dân số nữ 609,2 nghìn người, chiếm 49,7%. Tỷ suất sinh thô 17,9‰; tỷ suất chết thô 4,0‰; tỷ lệ tăng tự nhiên 13,9‰.

3.4.2.2. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

Đời sống công chức, viên chức và người hưởng bảo hiểm xã hội ổn định, thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động khu vực nhà nước 4.100 nghìn đồng, khu vực doanh nghiệp nhà nước 5.600 nghìn đồng, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3.800 nghìn đồng và doanh nghiệp ngoài nhà nước 3.400 nghìn đồng.

Đời sống dân cư nông thôn được cải thiện nhưng còn thiếu bền vững, tình trạng thiếu đói giáp hạt vẫn xảy ra, cao điểm trong tháng 02/2018 trên địa bàn tỉnh có 6/12 huyện, thành phố xảy ra thiếu đói giáp hạt là huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên, Mộc châu với 5.276 hộ và

22.288 nhân khẩu, chiếm 1,92% số hộ và 1,82% số nhân khẩu toàn tỉnh, những hộ thiếu đói chủ yếu là thiếu gạo, không có đói gay gắt; UBND các huyện đã hỗ trợ 290,79 tấn gạo, còn lại dân tự vay nhau để khắc phục thiếu đói.

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh năm 2017: Số hộ nghèo chiếm 29,22%, trong đó thành thị chiếm 3,24%, nông thôn 34,05%; hộ cận nghèo chiếm 11,23%.

Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, cho vay vốn phát triển sản xuất, cho vay hỗ trợ lãi suất, chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo và các đối tượng chính sách tiếp tục được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chức năng quan tâm chỉ đạo, phối hợp thực hiện.

3.4.2.3. Giáo dục và đào tạo

Trong quý I/2018, ngành Giáo dục đã tập trung chỉ đạo sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2017 - 2018; tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT tại tỉnh, có 48 học sinh tham dự, 10 học sinh đạt giải; tổ chức kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp tỉnh với 858 học sinh dự thi và 370 thí sinh đạt giải; tổ chức cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, công nhận 02 giải nhất, 04 giải nhì, 18 giải ba và 32 giải khuyến khích, lựa chọn 06 dự án tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, kết quả 01 dự án đạt giải Nhì, 02 dự án đạt giải phụ.

3.4.2.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Ngành Y tế tăng cường chỉ đạo về công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện tốt việc theo dõi, giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt là sốt xuất huyết, dịch sởi, tiêu chảy cấp, cúm A(H7N9)... Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh; phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong dịp Tết Nguyên

đán Mậu Tuất và mùa lễ hội 2018. Trong quý xảy ra 01 vụ dịch quai bị với 21 ca mắc bệnh; 41 người nhiễm HIV; 21 trường hợp tử vong do AIDS; 325 trường hợp ngộ độc thực phẩm, không có tử vong.

Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác khám, điều trị, cấp cứu, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.4.2.5. ăn hóa, thông tin, thể thao

Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ lớn và các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuyên truyền công tác trồng và bảo vệ rừng, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ma túy, phòng chống tham nhũng, lãng phí...

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sông suối tại tỉnh Sơn La

Do địa hình phân cắt, Sơn La có mạng lưới sông, suối khá dày, mật độ từ 1 - 1,8 km/km2nhưng phân bố không đều, sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh do địa hình núi cao, chia cắt sâu. Dòng chảy biến đổi theo mùa, biên độ dao động giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm nhưng diễn ra sớm hơn ở các nhánh thượng lưu và muộn hơn ở hạ lưu. Có đến 65 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm tập trung trong mùa lũ này. Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua: sông Đà và sông Mã cùng 35 con suối lớn, hàng trăm con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước. Sông Đà, đoạn chảy vào địa phận tỉnh Sơn La dài khoảng 250 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.844 km2, gồm 24 chi lưu lớn: Nậm Mu, Nậm Chiến, Nậm Trai, Nậm Muội, Nậm Pàn, suối Tấc, suối Sập và nhiều suối nhỏ, độ dốc lớn. Sông Mã (đoạn chảy trên địa phận tỉnh Sơn La) dài 93 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 3.978 km2

, gồm 11 chi lưu lớn: Nậm Công, Nậm Sai, Nậm Lẹ, Nậm Thi và nhiều suối nhỏ. Hiện tại, Sơn La có gần 9.000 ha mặt nước (hồ chứa của thủy điện Hòa Bình), trong đó có gần 8.000 ha có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản. Sau khi xây dựng xong thủy điện Sơn La, diện tích hồ chứa trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)