Phương pháp đánh giá đặc điểm sông, suối của tính Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

a) Phương pháp kế thừa số liệu

Kế thừa tài liệu là sử dụng những tư liệu được công bố của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài một cách có chọn lọc. Kế thừa tài liệu nhằm giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đảm bảo chất lượng hoặc làm tăng chất lượng của đề tài. Đề tài kế thừa tài liệu được sử dụng để thu thập các số liệu sau:

- Tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La - Số liệu của các công trình đã nghiên cứu có liên quan.

- Các tài liệu về phương pháp điều tra phân tích có lên quan.

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan được nhà nước ban hành. - Các tài liệu trên mạng internet

b) Phương pháp điều tra thực địa

Đề tài tiến hành điều tra thực địa tại một số con sông, suối mang đặc điểm điển hình của khu vực nghiên cứu và một số con sông có đặc điểm nổi bật tại nơi thực hiện đề tài.

-Tiến hành điều tra ngoại nghiệp dựa trên bản đồ phân bố lưu vực các con sông của khu vực thực hiện đề tài.

-Phân vùng các chi sông, lưu vực sông để điều tra tránh sự trùng lặp hoặc bỏ qua.

-Thu thập các đặc điểm, số liệu của các con sông đã điều tra bằng một số thiết bị, máy móc và con người.

c) Phương pháp tổng hợp, so sánh và xử lý số liệu

Đề tài thực hiện phương pháp tổng hợp các số liệu đã được điều tra bằng một số phần mềm như word hay excel. Rồi xử lý số liệu để được bộ số liệu cần, đưa ra biểu đồ, hình ảnh hay phương trình cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động chất lượng nước sông, suối của tỉnh sơn la (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)