Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 50 - 53)

- Tài nguyên nước

Lạng Sơn có mạng lưới sông, suối khá phát triển. Mật độ mạng lưới sông, suối của Lạng Sơn dao động trung bình từ 0,6km2 -1,2 km/km2. Lạng Sơn có 3 sông chính là sông Kỳ Cùng, sông Thương và sông Đồng Quy. Sông Kỳ Cùng chảy về lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc), sông Thương chảy về lưu vực sông Thái Bình, sông Đồng Quy chảy về địa phận tỉnh Quảng Ninh.

Theo đánh giá, nguồn nước ở Lạng Sơn thuộc vùng nghèo trong cả nước. Những kết quả tính toán cho thấy, tổng mức nước yêu cầu cho phát triển kinh tế và dân sinh của Lạng Sơn hàng năm có thể đạt 900 - 1000 triệu m3. Trong khi đó lượng

44

nước tự nhiên về mùa cạn với P = 75% là 1,116 tỷ m3. Như vậy lượng nước trên có thể đảm bảo đủ nước để sử dụng. Vấn đề quan tâm là có các biện pháp để điều hoà nguồn nước, và sử dụng nó một cách có hiệu quả. Đồng thời tăng cường các biện pháp, các công trình giữ nước ở các khu vực khó khăn có núi đá vôi như ở Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng...

- Tài nguyên đất

Theo báo cáo số 248/BC-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 tỉnh Lạng Sơn như sau:

Tổng diện tích tự nhiên của Lạng Sơn là: 831.009 ha trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp: 688.362 ha, chiếm 82,83% diện tích tự nhiên; + Diện tích đất phi nông nghiệp: 48.001 ha, chiếm 5,78% diện tích tự nhiên; + Diện tích đất chưa sử dụng: 94.647 ha, chiếm 11,39% tổng diện tích tự nhiên;

(Nguồn: Báo cáo số 248/BC-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 tỉnh Lạng Sơn)

Ngoài ra, diện tích đất sử dụng trong một số lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bao gồm:

+ Diện tích đất trồng lúa: 43.927 ha;

+ Diện tích đất do các công ty nông, lâm nghiệp, Ban quản lý rừng đang quản lý và sử dụng 26.496 ha;

+ Diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp: 221 ha; + Diện tích sử dụng đất khu kinh tế là:29 ha;

Như vậy, tiềm năng về đất còn rất lớn cho việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển công nghiệp.

- Tài nguyên rừng

Tỉnh Lạng Sơn có diện tích đất lâm nghiệp là có 574.689 ha; trong đó đất rừng sản xuất là 448.654 ha (chiếm tỷ lệ 78,07%); đất rừng phòng hộ có 117.736 ha (chiếm tỷ lệ 20,49%); đất rừng đặc dụng có 8.299ha (chiếm tỷ lệ 1,44%). (Nguồn: Báo cáo số 248/BC-UBND ngày 27/10/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Kết quả kiểm kê đất đai năm 2014 tỉnh Lạng Sơn).

45

Mục tiêu quan trọng nhất đối với quỹ rừng ở đây là bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xói mòn đất canh tác, giảm lũ xô cho vùng hạ du và phát triển du lịch. Khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo quỹ rừng là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm đặc biệt trong các chương trình bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh.

- Tài nguyên khoáng sản

Theo các số liệu điều tra địa chất cho thấy: tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Lạng Sơn không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng khá phong phú, đa dạng về chủng loại nên rất thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp với qui mô nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, bao gồm một số loại khoáng sản chủ yếu sau:

+ Đá vôi, cát, cuội sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.

+ Than nâu ở Na Dương (Lộc Bình), trữ lượng khoảng 96,6 triệu tấn hiện đang được khai thác cung cấp cho Nhà máy nhiệt điện Na Dương.

+ Than bùn ở Bình Gia, trữ lượng khoảng 100 ngàn tấn, chưa được khai thác sử dụng.

+ Phốt pho rit ở Hữu Lũng, trữ lượng khoảng 73 ngàn tấn, đã được khai thác sử dụng sản xuất phân lân trong nhiều năm nay.

+ Bốc xít ở Văn Lãng, Cao Lộc, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, mới được thu gom và khai thác thủ công trong vài năm.

+ Vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia), vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định), chủ yếu là vàng sa khoáng.

+ Thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình) trữ lượng khoảng 2 triệu tấn, chưa được khai thác.

+ Mỏ sét ở Lộc Bình trữ lượng khoảng 22,5 triệu tấn. + Mỏ sắt ở Chi Lăng trữ lượng khoảng 2 triệu tấn.

+ Nước khoáng tự nhiên ở Tràng Định, được đánh giá đạt tiêu chuẩn về vệ sinh, có thể dùng làm nước giải khát.

+ Ngoài ra còn có một số loại khoáng sản khác như: man gan, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc... chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng.

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)