Biện pháp giảm thiể uô nhiễm nước thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 84 - 85)

a. Đối với nước thải sinh hoạt:

Để xử lý tình trạng nước thải sinh hoạt tại điểm 4 gây ô nhiễm môi trường, chúng ta cần:

- Tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa: Hiện nay hệ thống thoát nước thải trong khu vực thường dẫn cả nước mưa. Tình trạng này dẫn đến việc ứ đọng các dòng kênh dẫn nước do lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về trên một đường dẫn gây khó khăn cho việc xử lý nước thải sinh hoạt.

- Hiện nay các bể tự hoại hoạt động kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng đã lâu, không đúng kỹ thuật, cần phải có biện pháp thích hợp để cải tạo các bể tự hoại này.

- Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý hợp lý và công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải của các cơ sở, nhà hàng chế biến thực phẩm do thành phần gây ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ vi sinh.

- Xây dựng các hồ xử lý sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại các trạm xử lý công suất lớn

b. Đối với nước thải nông nghiệp:

Tại các điểm 1,2,3,5 và 6 xung quanh 2 bên bờ có tỷ lệ canh tác nông nghiệp cao, để giảm thiểu ô nhiễm nước thải nông nghiệp tại những điểm này chúng ta cần:

- Nâng cao kiến thức của người dân trong việc sử dụng phân bón hóa học, khuyến khích sử dụng phân bón vi sinh thay thế cho phân bón hóa học.

- Khuyến khích việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng việc hỗ trợ kinh phí xây dựng hầm Biogas tại các hộ gia đình và trang trại.

78

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)