Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 53)

Theo báo cáo số 318/BC-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2016 - Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý IV năm 2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn, có thể khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh như sau:

a. Lĩnh vực phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng tổng giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm ước đạt 7,13%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,08%, công nghiệp – xây dựng tăng 13,78% (công nghiệp tăng 8,91%, xây dựng tăng 18,27%), dịch vụ tăng 6,62%.

Tổ chức thực hiện toàn diện chương trình xây dựng nông thôn mới, ưu tiên 13 xã điểm năm 2016 và 5 xã đặc biệt khó khăn. Đến nay bình quân 01 xã đạt 7,55 tiêu chí; trong đó 13 xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2016. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn ước đạt 2.950 triệu USD, đạt 79,7% kế hoạch, tăng 2,8% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 1.600 triệu USD, đạt 92,5% kế hoạch, tăng 58,9%, nhập khẩu 1.350 triệu USD, đạt 66,8% kế hoạch, giảm 22,9% do nhập khẩu mặt hàng chủ lực là ô tô tải, ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc, giảm 53% so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ, trong đó công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,4%, sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 12,6%, cung cấp nước và xử lý chất thải tăng 1,2%. Thương mại nội địa tiếp tục phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ 9.762 tỷ đồng, đạt 63% kế hoạch, tăng 6,4% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng đầu năm tăng 2,62% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh thu hút khoảng 1,81 triệu lượt khách du lịch, đạt 72,2% kế hoạch, tăng 4,7% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch đạt 679 tỷ đồng, tăng 4,8%. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại ước đạt 18.700 tỷ đồng, tăng 12,1%, tổng dư nợ tín dụng 18.200 tỷ đồng, tăng 13,5%. Hoạt động vận tải an toàn, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Tổng vốn đầu tư nguồn ngân sách trong 9 tháng do tỉnh quản lý là 2.496,3 tỷ đồng, giải ngân thanh toán các nguồn vốn 1.673,8 tỷ đồng, đạt 67,1% kế hoạch. Toàn

47

tỉnh hiện có 2.120 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký 12.100 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 9 tháng ước đạt 4.867,3 tỷ đồng, đạt 61,4 % dự toán, chi ngân sách địa phương ước 5.163,1 tỷ đồng, đạt 73,8% dự toán.

b. Lĩnh vực văn hóa - xã hội

Công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội được tập trung chỉ đạo, giải quyết việc làm mới cho 10.600 lao động. Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện đầy đủ, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểu y tế đạt 90,7%, số hộ nghèo giảm 4.250 hộ, tương đương 2,24%.

Công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường tiếp tục được tăng cường, công bố công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của các huyện, thành phố theo quy định.

Tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tập trung chỉ đạo ngay từ đầu năm. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tập trung cải cách thủ tục hành chính, hiệu quả hoạt động của cơ chế một cửa, một cửa liên thông. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, ổn định. Tình hình trật tự an toàn giao thông tiếp tục có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả 3 tiêu chí.

Để hoàn thành thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân cần tiếp tục nỗ lực, cố gắng, tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Các cơ quan, đơn vị trên cơ sở kết quả đã đạt được, rà soát lại các nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch năm 2018, xác định các giải pháp cụ thể, tăng cường chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện để hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn vói xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu. Phối hợp cùng các Bộ, ngành Trung ương, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc Lạng Sơn – Bắc Giang, Nhiệt điện Na Dương II.

48

Tăng cường đôn đốc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, phấn đấu thu đạt và vượt dự toán đề ra. Quản lý chi chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí đổi với hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn. Tập trung hoàn thành Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn. Tăng cường giám sát, phòng chống dịch bệnh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thái độ chăm sóc phục vụ bệnh nhân. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách an sinh xã hội cho người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội, người có công…Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính. Tăng cường công tác quản lý biên giới, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Thực hiện tốt công tác quốc phòng - quân sự địa phương. Tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp làm giảm tai nạn giao thông theo cả 3 tiêu chí; tăng cường kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải. Đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, trọng tâm là xử lý các đường dây, tụ điểm.(Nguồn: Báo cáo số 318/BC-UBND Tình hình kinh tế - xã hội

9 tháng đầu năm, một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu quý IV năm 2018 của UBND

49

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cƣ ven bờ sông Thƣơng

4.1.1. Sơ đồ tuyến điều tra

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ toàn bộ tuyến điều tra

Để thu thập các thông tin về đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cư ven bờ sông Thương. Đề tài đã tiến hành điều tra theo tuyến. Trên toàn bộ tuyến điều tra với tổng chiều dài 30,83km được chia làm 6 đoạn như sau:

+ Đoạn 1 (điểm 1 – điểm 2): từ xã Vân Thủy đến xã Mai Sao, huyện Chi Lăng. + Đoạn 2 (điểm 2 – điểm 3): từ xã Mai Sao đến xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, khoảng cách giữa điểm 1 và điểm 2 là 6.3km.

+ Đoạn 3 (điểm 3 – điểm 4): từ xã Quang Lang đến cầu Chi Lăng, huyện Chi Lăng, khoảng cách giữa điểm 2 và điểm 3 là 5.7km.

+ Đoạn 4 (điểm 4 – điểm 5): từ cầu Chi Lăng đến thị trấn Hữu Lũng, khoảng cách giữa điểm 3 và điểm 4 là 4.86km.

50

Hữu Lũng, khoảng cách giữa điểm 4 và điểm 5 là 4.2km.

+ Đoạn 6 (điểm 6 – điểm 7): từ xã Hòa Thắng đến xã Minh Sơn huyện Hữu Lũng, khoảng cách giữa điểm 5 và điểm 6 là 4.67km.

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ điểm lấy mẫu số 1

51

Sơ đồ 4.4: Sơ đồ điểm lấy mẫu số 3

Sơ đồ 4.5: Sơ đồ điểm lấy mẫu số 4

52

4.1.2. Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cư ven bờ sông Thương

Thông qua quá trình điều tra tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 4.1: Đặc điểm các hoạt động sử dụng đất của cộng đồng dân cƣ ven bờ sông Thƣơng Đoạn điều tra Chiều dài tuyến (km) Hoạt động sử dụng đất hai bên ven

bờ( loại hình) Công trình xây dựng (số lƣợng) Hệ thống đƣờng Hình thức xả thải (%) Canh tác nông nghiệp (%) Khu vực dân (%) Thảm thực vật ven bờ (%) Diện tích tiếp xúc với đoạn điều tra (m) Khoảng cách trung bình đến đoạn điều tra (m) Đoạn 1 - 2 5.1 Khu vực dân cư, thảm thực vật, canh tác nông nghiệp 0 1000 100 0 10 20 70 Đoạn 2 - 3 6.3 Khu vực dân cư, thảm thực vật, canh tác nông nghiệp 1 2000 150 0 25 15 60 Đoạn 3 - 4 5.7 Khu vực dân cư, thảm thực vật, canh tác nông nghiệp 0 3000 200 5 50 10 35 Đoạn 4 - 5 4.86 Khu vực dân cư, thảm thực vật, canh tác nông nghiệp 0 1500 100 15 10 40 35

53 Đoạn điều tra Chiều dài tuyến (km) Hoạt động sử dụng đất hai bên ven

bờ( loại hình) Công trình xây dựng (số lƣợng) Hệ thống đƣờng Hình thức xả thải (%) Canh tác nông nghiệp (%) Khu vực dân (%) Thảm thực vật ven bờ (%) Diện tích tiếp xúc với đoạn điều tra (m) Khoảng cách trung bình đến đoạn điều tra (m) Đoạn 5 - 6 4.2 Khu vực dân cư, thảm thực vật, canh tác nông nghiệp 0 1250 50 10 60 5 25 Tổng 30.83 1 8750 600 30 155 100 225 Trung bình 0.167 1458.3 100 5 25.8 16.7 37.5

Chú thích: tỷ lệ % của hình thức xả thải,canh tác nông nghiệp, khu vực dân cư, thảm thực vật được tính trên tổng chiều dài của đoạn.

Chú thích: tỷ lệ % của hình thức xả thải,canh tác nông nghiệp, khu vực dân cư, thảm thực vật được tính trên tổng chiều dài của đoạn.

Nhìn vào bảng ta thấy, hình thức sử dụng đất 2 bên ven bờ chủ yếu là thảm thực vật, canh tác nông nghiệp và khu vực dân cư. Theo số liệu điều tra được, xuyên suốt tuyến điều tra có 01 công trình xây dựng là đập tràn. 2 bên ven bờ, có 8750m diện tích đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường,khoảng cách từ hệ thống đường đến đường sông trung bình khoảng 90 – 100m. Cũng theo đó, trên toàn bộ tuyến điều tra có tổng số 110% hộ dân xả thải trực tiếp ra sông. Và số hộ dân tiếp xúc và ở sát ven bờ sông trung bình chỉ khoảng 16.67% trên toàn bộ tuyến điều tra. Trongkhi đó, tỷ lệ canh tác nông nghiệp (25.8%) và thảm thực vật (37.5%) là tương đối thấp.

Tại đoạn 1 có chiều dài 5,1km, tại đây hoạt động sử dụng đất chính được xác định chủ yếu là thảm thực vật ven bờ (70%), khu vực dân cư chỉ chiếm 20%, tại đây cũng có 1000m đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường và khoảng cách trung bình từ hệ thống đường đến đường sông là 100m

Đoạn 2 có chiều dài tuyến là 6.3km là đoạn dài nhất trên toàn bộ tuyến, nhìn vào bảng ta có thể thấy thảm thực vật ở đây tương đối lớn (60%), sau đó là đất canh

54

tác nông nghiệp (25%) và khu vực dân cư chiếm 15% trên toàn đoạn. Tại đây cũng có 2000m diện tích đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường và khoảng cách trung bình từ hệ thống đường đến đường sông là 150m.

Đoạn 3 có chiều dài tuyến là 5.7km, nhìn vào bảng ta có thể thấy canh tác nông nghiệp ở đây tương đối lớn (50%), sau đó là thảm thực vật (25%) và khu vực dân cư chiếm 10% trên toàn đoạn. Tại đây cũng có 3000m diện tích đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường và khoảng cách trung bình từ hệ thống đường đến đường sông là 200m.

Đoạn 4 có chiều dài tuyến là 4.86km, nhìn vào bảng ta có thể thấy khu vực dan cư ở đây tương đối lớn (40%), sau đó là thảm thực vật (35%), đất canh tác nông nghiệp chiếm 10%. Tại đây cũng có 1500m diện tích đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường và khoảng cách trung bình từ hệ thống đường đến đường sông là 100m. Các hộ dân tại đây thường xuyên xả thải trực tiếp ra sông, gây nên một nguồn ô nhiễm lớn cho nước sông.

Đoạn 5 có chiều dài tuyến là 4.2km, nhìn vào bảng ta có thể thấy canh tác nông nghiệp ở đây tương đối lớn (60%), sau đó là thảm thực vật (25%) và khu vực dân cư chiếm 5% trên toàn đoạn. Tại đây cũng có 1250m diện tích đường sông tiếp xúc trực tiếp với hệ thống đường và khoảng cách trung bình từ hệ thống đường đến đường sông là 50m.

4.2. Ðánh giá chất lƣợng nƣớc sông Thƣơng

4.2.1. Đánh giá chất lượng nước dựa vào QCVN08/2015/BTNMT

4.2.1.1. Biến động chất lượng nước theo thời gian

Theo nguồn số liệu của quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn từ năm 2014 đến năm 2019 ta có biểu đồ đánh giá diễn biến chất lượng nước như sau:

- Các vị trí lấy mẫu:

+ Nước mặt 1: Sông Thương tại xã Mai Sao.

+ Nước mặt 2: Sông Thương tại cầu Chi Lăng, xã Chi Lăng. + Nước mặt 3: Sông Thương tại thôn Việt Thắng, xã Hòa Lạc.

55

- Đối với chỉ tiêu pH:

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ đánh giá độ pH từ năm 2014 đến năm 2019

- Giá trị pH đều nằm trong khoảng cho phép từ 5.5 đến 9 theo QCVN 08:2015/BTNMT giới hạn cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2, nhìn chung từ năm 2014 đến 2019 thì lượng pH tương đối ổn định.

- Đối với chỉ tiêu DO:

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ đánh giá DO từ năm 2014 đến năm 2019

- Hầu hết các giá trị đều đạt ngưỡng QC cho phép theo giới hạn cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2, chỉ duy nhất có một vị trí NM1 năm

56

2015 hàm lượng DO thấp hơn QC. Điều này cho thấy khả năng tại thời điểm đó nước mặt 1 tại năm 2015 bị một số tác động gây nên hàm lượng DO thấp, đến năm 2016 trờ đi thì hàm lượng DO lại ổn định và trong ngưỡng cho phép của quy chuẩn.

- Đối với chỉ tiêu TSS:

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ đánh giá TSS từ năm 2014 đến năm 2019

Nhìn vào biểu đồ ta thấy hàm lượng TSS đa số thấp hơn quy chuẩn cho phép theo giới hạn cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. Nhưng đến tháng 4 năm 2019, hàm lượng TSS cao vượt quy chuẩn cho phép. Tại thời điểm này, do lấy mẫu sau cơn mưa những chất bị rửa trôi trên bề mặt đất chảy xuống dòng sông tạo nên một lượng chất rắn.

- Đối với chỉ tiêu độ đục:

57

Nhìn vào bảng ta thấy hầu như tất cả hàm lượng độ đục trong nước rất thấp, điều này chứng tỏ nước sông Thương không bị ô nhiễm về độ đục. Tại thời điểm tháng 4 năm 2019 thì độ đục của sông tăng cao đột biến, vì ta lấy mẫu sau cơn mưa nên hàm lượng các chất bề mặt cuôn vào dòng nước gây nên độ đục. Sau khoảng một thời gian thì nước sông trở lại bình thường, chính vì vậy nó không ảnh hưởng lâu dài đến dòng sông.

- Đối với chỉ tiêu COD:

Biểu đồ 4.5: Biểu đồ đánh giá COD từ năm 2014 đến năm 2019

Nhìn vào biểu đồ ta thấy hàm lượng COD từ năm 2014 đến năm 2019 hầu như thấp hơn quy chuẩn cho phép theo giới hạn cột B1 dùng cho mục đích tưới tiêu thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ biến động và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua địa bàn tỉnh lạng sơn​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)