Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 35 - 37)

Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đang được thực hiện theo cơ chế một cửa, đảm bảo đúng theo tinh thần cải cách hành chính. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 09 huyện, 01 thành phố đều có bộ phận giao dịch một cửa để tiếp nhận và trả kết quả. Các quy trình, thủ tục hồ sơ, thời gian thực hiện, thẩm quyền giải quyết đều được niêm yết công khai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất khi làm các thủ tục xin cấp GCNQSDĐ.

Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất kể từ ngày Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay: Giao đất không thu tiền sử dụng đất 314,49 ha; Giao đất có thu tiền sử dụng đất, không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất 52,76 ha; Cho thuê đất 2.405,53 ha; Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất 45,67 ha. Việc giao đất, cho thuê đất để sử dụng cho các mục đích trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ còn thấp so với kế hoạch đề ra. Do Một số dự án BT đã tạm dừng thực hiện theo Công văn số 9387/BTC-QLCS ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển giao; Thị trường bất động sản phục hồi chậm, các dự án hạ tầng khu dân cư, dự án nhà ở đầu tư xây dựng xong không tiêu thụ được. Luật Đầu tư công ra đời đã quản lý nguồn vốn ngân sách chặt chẽ, tập trung đầu tư vào một số công trình cấp bách, trọng điểm phát triển hạ tầng xã hội, kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 được giao thấp so với nhu cầu, dẫn đến vốn đầu tư thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng cho phát triển hạ tầng thấp.

Về cơ bản, việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Luật Đất đai đến năm 2019 là 2.047.858 triệu đồng, bao gồm tiền sử dụng đất 1.463.365 triệu đồng, tiền thuê đất 366.631 triệu đồng, thuế sử dụng đất 37.170 triệu đồng, các loại phí, lệ phí từ đất đai 180.692 triệu đồng.

Tình hình tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất được 62 lượt khu đất, dự án, diện tích 57,77 ha, với 1.119 lượt tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia đấu giá thành, nguồn thu có được từ hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất 577.700 triệu đồng.

Đo đạc, đăng ký đất đai: Đã thực hiện đo đạc, lập bản đồ địa chính 413.394,22 ha đất (1.900.380 thửa) các loại cho các tổ chức hộ gia đình cá nhân, bao gồm: 384.876,00 ha đất của 130 đơn vị cấp xã (chưa tính đất của các Công ty nông, lâm nghiệp); 28.518,22 ha đất của các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh (trong đó có 22.776,91 ha đất của Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình); 5.741,31 ha đất của các Công ty nông nghiệp (không tính Công ty TNHH Một thành viên Cửu Long đã giải thể).

Đăng ký đất đai bắt buộc theo quy định tại Điều 95 Luật Đất đai, được 2.279.024 thửa, gồm có 2.058.219 thửa đã cấp giấy chứng nhận và 220.806 thửa không phải cấp giấy chứng nhận. Cấp được 305.497,13 ha đất (927.000 giấy chứng nhận), gồm có cấp cho: Các tổ chức 6.802 giấy chứng nhận, diện tích 52.326,17 ha đất; các hộ gia đình, cá nhân 920.198 giấy chứng nhận, diện tích 253.170,96 ha.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: đã triển khai thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện điểm tại huyện Tân Lạc đến nay đã hoàn thành, toàn bộ thông tin dữ liệu về đất đai tại 24 đơn vị cấp xã gồm 53.089,12 ha, với 353.822 thửa đất và 945.655 trang A4 đã nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu địa chính; về công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Yên Thủy, đang triển khai trên diện tích 28.890,50 ha và 142.806 thửa đất.

Phần 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)