GCNQSDĐ
- Các quy định về trình tự đăng ký khi tiến hành cấp giấy chứng nhận còn quá cồng kềnh, phải qua nhiều cấp, sự phân cấp không thích hợp với yêu cầu thực tế ở 2 cấp xã, huyện như: UBND cấp xã, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện, Chi Cục thuế, Kho bạc Nhà nước, phòng Kinh tế - Hạ tầng (liên quan đến nhà ở) mà trong đó quy định về trách nhiệm của các cấp các ngành còn thiếu cụ thể đôi khi còn chồng chéo gây mất thời gian khi thực hiện. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải quy định lại rõ ràng hơn nữa trách nhiệm từng cấp, từng cơ quan chức năng, nút ngắn một số khâu, một số trình tự không cần thiết đảm bảo tinh giảm tối đa các trình tự nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý của công việc. Cần hoàn thiện các văn bản pháp luật, quy định cụ thể chi tiết, hạn chế đến mức thấp nhất các xung đột pháp luật giữa các văn bản pháp luật với nhau cùng điều chỉnh 1 vấn đề. Ngoài ra, các cấp, các ngành liên quan trong trình tự đăng ký cấp GCNQSDĐ cần tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ người dân khi họ đăng ký cấp GCNQSDĐ để giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân.
- Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật Đất đai năm 1993 đối với đất ở và đất vườn, ao. Trên Giấy chứng nhận khi viết chỉ ghi chung tổng diện tích, mục đích sử dụng ghi chung chung là đất ở + vườn, không thực hiện ghi tách diện tích từng mục sử dụng đất. Cần công khai hồ sơ
gốc đã cấp GCN, kiểm tra nguồn gốc, đối chiếu quy định hạn mức sử dụng đất, thông báo cho người sử dụng và UBND xã biết, phối hợp trong công tác xác nhận lại hạn mức đất ở theo quy định tại điều 24 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
"Điều 24. Xác định diện tích đất ở khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở.
1. Đất vườn, ao quy định tại Điều 103 của Luật Đất đai áp dụng đối với trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở, kể cả thửa đất trong và ngoài khu dân cư thuộc các trường hợp sau:
a) Thửa đất hiện đang có nhà ở và vườn, ao;
b) Thửa đất mà trên giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này có thể hiện nhà ở và vườn, ao nhưng hiện trạng đã chuyển hết sang làm nhà ở.
2. Loại giấy tờ làm căn cứ xác định diện tích đất ở theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 103 của Luật Đất đai là giấy tờ có thể hiện một hoặc nhiều mục đích nhưng trong đó có mục đích để làm nhà ở, đất ở hoặc thổ cư.
3. Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 05 lần hạn mức giao đất ở, bằng 05 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 05 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai".
- Cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp; trong đó tập trung vào các nội dung như: sự liên thông và gắn kết giữa các thủ
tục về đất đai, liên thông trong việc luân chuyển thông tin về đất đai giữa các cơ quan liên quan trên địa bàn huyện; nhằm tiếp tục rút ngắn hơn thời gian thực hiện các trình tự đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Quy định cụ thể việc xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai, lộ trình phù hợp để thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực đất đai, các loại hình cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đất đai của Văn phòng Đăng ký đất đai nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người dân, doanh nghiệp; có cơ chế thu phí, lệ phí tương ứng. Phòng Tài nguyên - Môi trường và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cần cử cán bộ tăng cường cho các xã, phối hợp với UBND các xã tổ chức cho người dân, các tổ chức sử dụng đất kê khai đăng ký đồng loạt cho từng xã, không tự động chờ người sử dụng đất tới đăng ký như trước đây. Đồng thời, phối hợp với UBND xã cùng thực hiện việc xét duyệt hồ sơ ngay tại xã mà không phân đoạn xét duyệt theo từng cấp đảm bảo việc xét duyệt cấp GCN được thực hiện nhanh gọn.