sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
3.4.3.1. Kết quả
- Về công tác tổ chức thực hiện: Sau khi có Luật Đất đai năm 2013 và một số Nghị định, Chỉ thị, Nghị quyết của Chính Phủ nhằm nâng cao tính pháp lý của công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Huyện Lạc Sơn trong giai đoạn này đã tổ chức thực hiện rộng khắp và theo đúng quy định, quy phạm, chủ trương, chính sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Về đất sản xuất nông nghiệp: từ năm 2017 - 2019 Huyện đã tiến hành cấp GCNQSDĐ sản xuất nông nghiệp cho hầu hết các xã và kết quả đạt năm 2017 đạt 77.08 %, năm 2018 đạt 78.28%, năm 2019 đạt 81,34%. Chỉ tồn tại một số hộ nằm rải rác ở các xã là do một số nguyên nhân như: tự ý chuyển mục đích sử dụng, đất không có nguồn gốc… Những trường hợp đó cũng đang được giải quyết nhanh gọn.
- Đối với đất lâm nghiệp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua 3 năm đều đạt tỷ lệ cao trên 80%. Có được kết quả này là do tại địa phương đã có bản đồ địa chính về rừng và người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
- Đối với đất ở nông thôn: Toàn Huyện đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân: năm 2017 đạt 78,99%, năm 2018 đạt 89,82%, năm 2019 đạt 87,14%. Số hộ tồn đọng nằm rải rác ở vài xã. Sở dĩ kết quả cấp giấy chứng nhận QSDĐ đạt kết quả cao như vậy là do từ năm 2013 đã thực hiện Chỉ thị số 05 về tăng cường công tác cấp GCNQSDĐ. Năm 2017 khi Huyện Lạc Sơn thực hiện xong công tác đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, đến năm 2018 - 2019 UBND Huyện đã tập trung triển khai đồng loạt, đất ở nông thôn có ít tranh chấp, lấn chiếm, các
hộ dân cũng có ý thức được tầm quan trọng của công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ.
- Đối với đất ở đô thị: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 đạt 73,08%, năm 2018 đạt 87,18 %, năm 2019 đạt 78,92.
- Đối với đất sản xuất kinh doanh: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 100%.
* Về công tác cấp đổi, cấp lại: Trong giai đoạn 2017 - 2019 các trường hợp cấp đổi, cấp lại có xu hướng tăng mạnh qua các năm lần lượt là 2017: 91 trường hợp, năm 2018: 370 trường hợp, năm 2019: 420 trường hợp. Số lượng giấy cấp đổi, cấp lại trong năm 2019 tăng đến 4,6 lần so với năm 2017. Đặc biệt tại địa phương như thị trấn Vụ Bản và xã Ân Nghĩa các trường hợp cấp đổi, cấp lại do thực hiện chuyển nhượng chiếm nhiều nhất qua các năm với số lượng cấp được trong năm 2019 tăng từ 3,7 - 5 lần so với năm 2017. Đây cũng là trường hợp cấp đổi, cấp lại phức tạp nhất tại địa phương, có tỷ lệ cấp chỉ gần 40%. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại khác như thừa kế, tặng cho đều đạt tỷ lệ cao đạt 100% và không có hồ sơ tồn đọng.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì nguyên nhân của những hồ sơ tồn động đều xuất phát từ 2 phía người dân và cơ quan nhà nước (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, chi cục thuế). Tuy nhiên, số lỗi này xuất phát từ người dân chiếm đến 80% (do chủ yếu là không nộp thuế đúng hạn, rút hồ sơ, hồ sơ chưa hoàn thiện), 20% còn lại do phía cơ quan nhà nước như (nhầm lẫn trong nối điểm đo khi đo đạc, ghi thông tin phiếu chuyển thông tin nhầm lẫn về người sử dụng đất, tính thuế chưa đúng).
Trong giai đoạn 2017 - 2019 Có 3 xã Quyết Thắng, Vũ Bình và Yên Phú không có bất kỳ biến động nào do đây là những xã khó khăn vùng 135, không có bất kỳ dự án đầu tư, hoặc thực tế người dân có mua bán nhưng chỉ bằng miệng. Điều này gây khó khăn đến công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn Huyện.
3.4.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân
Kết quả thực hiện cấp GCNQSDĐ tại huyện Lạc Sơn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Qua quá trình tìm hiểu phân tích số liệu thu thập, điều tra tại một số xã, thị trấn, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Sơn, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất huyện Lạc Sơn cho thấy một số khó khăn, tồn tại của công tác này và các nguyên nhân chủ yếu sau:
Những tồn tại:
- Tình trạng vi phạm thời hạn giải quyết.
- Cấp đổi cấp lại không đúng diện tích theo thực tế (thừa hoặc thiếu), không đúng đối tượng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp theo Luật Đất đai năm 1993 đối với đất ở và đất vườn, ao. Trên Giấy chứng nhận khi viết chỉ ghi chung tổng diện tích, mục đích sử dụng ghi chung chung là đất ở + vườn, không thực hiện ghi tách diện tích từng mục sử dụng đất. Cụ thể năm 2017 có 3 hồ sơ; năm 2018 có 7 hồ sơ; năm 2019 có 5 hồ sơ.
- Thêm vào đó là tình trạng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép chưa được đăng ký đất đai để quản lý đầy đủ trong hệ thống sổ sách. Hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính chưa được thiết lập đầy đủ thống nhất và chưa bảo đảm độ chính xác nên việc khai thác sử dụng chưa hiệu quả, việc xác định ranh giới ở thực địa giữa các loại đất được giao cho các tổ chức quản lý, sử dụng với đất sản xuất của nhân dân chưa cụ thể nên gây không ít khó khăn cho việc giải quyết, xử lý các vi phạm.
- Nếu có thì do hồ sơ kê khai đã cách khá lâu nên luôn có những thông tin mới biến động, khiến cho hồ sơ kê khai bị lạc hậu, luôn phải bổ sung thay đổi thông tin.
- Trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan như Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai trong tiếp nhận, giải quyết, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ, cung cấp thông tin về quá trình sử dụng đất có
vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự phối hợp này chưa tốt dẫn đến tình trạng sai sót, phải trả hồ sơ giữa các cấp khiến việc giải quyết kéo dài, người dân phải đi lại nhiều lần.
- Về giá đất không còn phù hợp theo giá hiện trạng. Trên thực tế, huyện Lạc Sơn là xã vùng 135 của tỉnh Hòa Bình, điều kiện kinh tế của người dân nơi đây còn nghèo, việc mua bán, chuyển nhượng hay chuyển mục đích thì tiền phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuế là quá cao, dẫn đến người dân không đủ kinh phí để thực hiện và không diễn ra việc mua bán chuyển nhượng thông qua cấp có thẩm quyền.
Nguyên nhân:
- Khi nhận được thông báo nộp thuế, người dân thường không nộp tiền cho kho bạc theo đúng như giấy hẹn.
- Do tình trạng mua bán chuyển nhượng nhà đất diễn ra thường xuyên mà đa phần là chuyển nhượng trao tay nhiều chủ sử dụng, nên không giữ được giấy tờ gốc tại thời điểm chủ đầu tiên bắt đầu sử dụng đất nên thường xuyên xẩy ra tình trạng diện tích sử dụng theo hiện trạng lớn hơn so với diện tích đã được cấp giấy.
- Huyện Lạc Sơn khi thực hiện giải phóng mặt bằng của các dự án, người dân có tâm lý tham lam nên thường cơi nới, lấn, chiếm thêm phần đất sử dụng mong nhận thêm được tiền khi chuyển nhượng cho doanh nghiệp nên điều này gây khó khăn cho cơ quan nhà nước.
- Về sự phối hợp giữa các cơ quan trong nhà nước: Một bộ phận số ít gây phiền nhiễu cho người dân, thiếu chuyên môn (khi để ghi sai, nhầm diện tích, nguồn gốc đất trong giấy chứng nhận), thiếu linh hoạt khi xử lý hồ sơ như chi cục thuế lại xác định nhầm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí cho người dân.
- Những tồn tại và nguyên nhân trên làm mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị xây dựng thẩm định hồ sơ, gây khó khăn cho việc thực hiện đúng tiến độ cấp giấy chứng nhận.