3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Lạc Sơn là huyện nằm ở phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa Bình 56 km. Trước kia huyện Lạc Sơn có 29 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 29 xã, đến tháng 01 năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 830/NQ- UBTVQH14, ngày 17 tháng 12 năm 2019 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn sắp xếp, sáp nhập còn lại 24 đơn vị hành chính gồm: 01 thị trấn và 23 xã. Huyện Lạc Sơn nằm trong tọa độ địa lý 20o21' - 20o37' vĩ độ Bắc và 105o21' - 105o kinh độ Đông, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong; - Phía Nam giáp với huyện Thạch Thành (tỉnh Thanh Hóa); - Phía Đông giáp huyện Yên Thủy;
- Phía Tây giáp huyện Tân Lạc.
Huyện Lạc Sơn có diện tích tự nhiên là 58.700,26 ha. Huyện có vị trí tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội. Trung tâm huyện Lạc Sơn là Thị trấn Vụ Bản cách Trung tâm thành phố Hòa Bình 56 km về phía Nam; cách Thủ đô Hà Nội 134 km về phía Tây Nam, huyện có huyết mạch giao thông thuận tiện, có đường Hồ Chí Minh chạy qua các xã Yên nghiệp và Ân Nghĩa, có Quốc lộ 12B chạy trải dài xuyên suốt huyện, thuận tiện trong việc giao lưu văn hóa, thông thương hàng hóa và phát triển dịch vụ thương mại.
Hình 3.1. Sơ đồ hành chính Huyện Lạc Sơn
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.
Huyện Lạc Sơn có độ dốc theo hai hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng Bắc xuống hướng Nam. Xét về vị trí địa lý và địa hình, có thể chia huyện thành 3 vùng:
- Vùng thấp: Bao gồm thị trấn Vụ Bản và các xã dọc theo sông, suối lớn như: Sông Bưởi, Suối Cái, Suối Bìn, Suối Yêm Điềm... Đây là vùng thấp, đồng bằng. Phần lớn các xã vùng này có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua.
- Vùng cao: Bao gồm 05 xã nằm ở phía Tây và phía Bắc huyện. Đặc điểm chung của các xã này là nằm ở vị trí cao so với mặt nước, xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, địa hình hiểm trở, đồi núi cao.
chung của vùng này là vùng sâu, thấp nhưng nằm giữa hệ thống núi đá cao, nằm xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh hộ, giao thông nội bộ khó khăn.
3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Lạc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 230C. Lạc Sơn nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện khá đồng nhất.
Sông Bưởi là sông lớn nhất của huyện Lạc Sơn, có độ dài 125km. Đây là thượng lưu của Sông Con và là chi lưu của Sông Mã. Sông Bưởi được hình thành từ 3 nhánh chính: Nhánh Suối Cái, Suối Yêm Điềm, Suối Bìn là nguồn tưới và trục tiêu của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra, các ao, hồ, đầm của Lạc Sơn mặc dù phân bố không đồng đều nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển thủy văn.
3.1.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Lạc Sơn có một số mỏ khoáng sản như sau: (1) mỏ than, thuộc địa bàn các xã Mỹ Thành (giáp Kim Bôi), Vũ lâm, Thượng Cốc, Yên Nghiệp; (2) Quặng sắt: được phát hiện và khai thác ở xã Quý Hoà; (3) Mỏ vàng: ở xã Ngọc Lâu; (4) Núi đá: có ở phần lớn các xã vùng cao.
3.1.1.5. Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp huyện Lạc Sơn là 36.856,58 ha, chiếm 62,7% tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở các xã vùng núi cao Trong đó: Đất rừng sản xuất: 22.116,39 ha; đất rừng phòng hộ: 12.329,61 ha; đất rừng Đặc dụng: 2.410,58 ha (rừng quốc gia Cúc Phương).
3.1.1.6. Tài nguyên du lịch
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và lịch sử đã tạo cho Lạc Sơn nhiều tiềm năng phát triển du lịch:
(1) Dòng sông Bưởi chảy dài trên toàn huyện với lượng nước phong phú, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương; nguồn nước suối khoáng (xã Quý Hoà) có trữ lượng cao, chất lượng tốt.
(2) Hệ thống danh lam thắng cảnh hang động, núi đá tự nhiên, đa dạng, kết hợp với hệ thống rừng, nhất là rừng quốc gia Cúc Phương, trải dài theo địa giới của 6 xã Vùng Đại Đồng (tên gọi hiện nay) và 3 xã Vùng Cao ở phía Tây của huyện.
(3) Hệ thống đình, đền, chùa, miếu, các di tích lịch sử, lễ hội đặc biệt là các dấu tích lịch sử độc đáo như: “hạt thóc ngàn năm”, “hoa hậu xứ mường”, vua mường, chế độ quan lang... (xã Tân Lập), lịch sử vùng Mường Vang, “Miếu cây thông” nằm trên vùng núi cao xã Quý Hoà cao 1.073 m so với mặt biển, với núi non trùng điệp, cảnh quan thiên nhiên hũng vĩ, khí hậu mát mẻ trong lành,... tất cả là những dấu tích thể hiện bề dầy truyền thống lịch sử, nền văn hoá thời tiền sử, của nguồn gốc xứ mường, của văn hoá Hoà Bình nổi tiếng thế giới. (Nguồn: UBND Huyện Lạc Sơn, 2019).
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Lạc Sơn có nhiều thuận lợi, những bất lợi do tự nhiên đem lại chỉ là những yếu tố nhỏ, có thể khắc phục trong tương lai gần. Nếu khai thác hết những ưu thế do điều kiện tự nhiên đem lại chắc chắn Lạc Sơn sẽ là một trong những điểm kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên để khai thác hết những lợi thế kể trên, chúng ta cần phải sắp xếp và bố trí quy hoạch sử dụng đất đai cần hài hòa đảm bảo an ninh lương thực trong vùng, phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ, quy hoạch dân cư, cải tạo môi trường.