Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 29 - 30)

3.1.1. 1. Vị trí địa lý

Tân Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Việt Trì 75 km và cách thủ đô Hà Nội 117 km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 68.984,58 ha. Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn; Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.

Huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã (14 xã đặc biệt khó khăn), hiện tại huyện chƣa có thị trấn. Trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của huyện đóng tại xã Tân Phú.

Trên địa bàn huyện có các tuyến quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là các tuyến quan trọng tạo điều kiện thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng giữa Tân Sơn với các địa phƣơng lân cận nhƣ Sơn La, Yên Bái và các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Là huyện miền núi nên địa hình Tân Sơn có đặc điểm độ dốc lớn, xen kẽ là các dải ruộng và thung lũng nhỏ, chia cắt mạnh tao nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình của Huyện. Có 4 dạng địa hình chính:

- Địa hình núi thấp: Loại địa hình này có độ dốc trên 30o. Độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 700 - 800 m. Dạng địa hình này bị chia cắt mạnh gây khó khăn trong sản xuất nông lâm nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng. Phân bố chủ yếu ở các xã Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thƣợng, Thu

- Địa hình đồi cao: Có độ dốc từ 25- 30o, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 300 – 700 m, đƣợc phân bổ chủ yếu ở xã Tân Phú và Xuân Đài.

- Địa hình trung du, đồi thấp có độ dốc trung bình từ 15- 20o, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 150 - 300 m. Loại địa hình này khá phù hợp và thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp và phân bổ chủ yếu ở các xã Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Văn Luông.

- Địa hình thung lũng đồng bằng: Là các dạng thung lũng nhỏ hẹp, các dải đất hẹp nằm xen lẫn vùng đồi núi. Đây là vùng thuận lợi nhất trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lƣơng thực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)