Lịch sử trồng rừng Keo lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 36)

Công ty lâm nghiệp Xuân Đài đƣợc thành lập năm 1988 trên cơ sở chia tách từ công ty lâm nghiệp Tam Cửu. Trong hai năm đầu kể từ khi mới thành lập công ty chỉ trồng duy nhất loài cây Bồ đề. Đến năm 1990 công ty bắt đầu trồng thêm loài Keo hạt. Loài Keo hạt đƣợc công ty duy trì trồng trong suốt khoảng thời gian đó. Năm 2002,công ty bắt đầu đƣa thêm giống Keo lai vào trồng kết hợp cùng với giống Keo hạt. Năm 2013, công ty tiến hành trồng ba mô hình rừng thuần loài Keo đó là Keo lai hom, Keo tai tƣợng và Keo lai mô. Cây giống Keo lai mô công ty chƣa sản xuất đƣợc, vẫn phải đi mua tại các viện nghiên cứu nguyên liệu giấy trực thuộc tổng công ty giấy, mỗi năm trồng mới 30 – 50 ha. Các biện pháp kỹ thuật, chăm sóc bảo vệ đƣợc công ty áp dụng để tăng sản lƣợng rừng.Cụ thể các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thuần loài Keo đã đƣợc áp dụng tại công ty nhƣ sau:

1. Xử lý thực bì

- Thực bì đƣợc xử lý toàn diện theo lô

- Thực bì đƣợc phát trắng, dọn sạch theo băng (theo đƣờng đồng mức) - Thực bì đƣợc xử lý trƣớc khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng

2. Làm đất

- Làm đất cục bộ - Cuốc hố thủ công

- Hố trồng đƣợc cuốc theo kích thƣớc 40x40x40cm. Hố đƣợc cuốc theo mật độ trồng rừng. Khi cuốc, lớp đất mặt đƣợc để lên phía trên hoặc hai bên để cho xuống khi lấp hố. Hố trồng đƣợc cuốc trƣớc khi trồng từ 20 ngày đến 1 tháng.

- Việc lấp hố và bón phân lót đƣợc làm trƣớc khi trồng từ 8 - 10 ngày - Loại phân bón: NPK:10/5/5; liều lƣợng bón: 300gam/hố

- Cách bón và lấp hố: dùng cuốc cào lớp đất mặt đầy ½ chiều sâu của hố và đổ lƣợng phân bón qui đinh xuống hố. Sau đó tiếp tục lấp đất xuống đến 2/3 chiều sâu hố và trộn đều phân với đất trong hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên 5cm.

- Giám sát bón phân: phải có cán bộ kỹ thuật hƣớng dẫn và giám sát bón phân tại hiện trƣờng để đảm bảo bón phân đúng kỹ thuật, đúng liều lƣợng phân bón cho mỗi hố theo quy định.

- Nơi có nhiều Mối, Dế có thể cho thêm vào mỗi hố 5-10gam thuốc Fugadan hay Diaphos10H cùng lúc với lấp hố, bón phân lót.

3. Trồng rừng

- Tiêu chuẩn cây con: tuổi xuất vƣờn 4,0 - 5,0 tháng. Cây con có chiều cao từ 25-30cm, đƣờng kính gốc ≥ 30cm. Hình thái cây xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối.

- Phƣơng thức trồng: trồng thuần loài.

- Phƣơng pháp trồng: trồng bằng cây con có bầu

- Thời vụ trồng: vụ xuân (vụ chính) trồng từ 15/2 đến 15/5

- Mật độ trồng: 1.333 cây/ha (3x2.5m). Theo cự ly 3m, hàng nằm trên đƣờng đồng mức hoặc từ chân lên đỉnh lô theo hƣớng Đông - Tây. Theo cự ly 2,5m trong hàng (tính từ tâm hố)

* Kỹ thuật trồng

- Chỉ tiến hành trồng rừng khi đất trong hố đã đủ ẩm và thời tiết thuận lợi. Không trồng rừng khi thời tiết nắng, đất trong hố khô.

- Dùng cuốc moi một lỗ ở giữa tâm hố, sâu hơn bầu cây từ 2-3cm. Dùng dao rạch vỏ bầu, sau đó đạt bầu cây xuống lỗ đã moi, chỉnh bầu cây ngay ngắn và vun đất. Dùng tay ấn chặt đất xung quanh bầu cây, sau đó vun

cao vồng mâm xôi để tránh đọng nƣớc.

- Trồng dặm: sau khi trồng chính từ 8-10 ngày phải kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành trồng dặm. Tiêu chuẩn cây con và kỹ thuật trồng dặm nhƣ yêu cầu của trồng chính.

* Chăm sóc bảo vệ rừng trồng

Rừng Keo chăm sóc trong 3 năm với 6 lần (Năm 1: 3 lần chăm sóc; năm 2: 2 lần chăm sóc; năm 3: 1 lần chăm sóc)

- Lần 1: Phát thực bì cạnh tranh, cắt dây leo trên toàn bộ diện tích gốc phát <10cm. Rẫy cỏ và xới vun đất mầu xung quanh gốc cây trồng với đƣờng kính từ 0,6- 0,8m. Tiếp tục tra dặm cây chết. Thời gian chăm sóc sau khi trồng từ 1-1,5 tháng. Thời gian chăm sóc tháng 5 -6.

Lần 2: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, gốc phát <10cm. Rẫy cỏ và xới vun đất mầu xung quanh gốc cây trồng với đƣờng kính từ 0,6-0,8m. Thời gian chăm sóc tháng 7 -8.

Lần 3: Phát thực bì cạnh tranh với cây trồng trên toàn diện tích, phần gốc thực bì còn lại không cao quá 10cm. Thời gian chăm sóc tháng 9 -10.

4. Quản lý, bảo vệ rừng

Thƣờng xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây rừng. Khi phát hiện có sâu bệnh, phải có biện pháp phòng trừ kịp thời theo các hƣớng dẫn. Phải thực hiện PCCR theo QPN8-86.

Phải thƣờng xuyên thực hiện các biện pháp phòng chống phá hoại rừng trồng do con ngƣời và gia súc gây ra trong suốt chu kỳ kinh doanh. Cần thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, để tăng hiệu quả đầu tƣ kinh doanh.

Phải lập sổ theo dõi diễn biến rừng trồng hàng năm theo lô về diện tích, mật độ và chất lƣợng. Thực hiện việc kiểm kê theo định kỳ.

4.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các lâm phần rừng trồng Keo

4.2.1. Sinh trưởng đường kính ngang ngực D1.3

4.2.1.1. Kiểm tra sự thuần nhất về đường kính D1.3tại các vị trí địa hình

Đƣờng kính D1.3 là cơ sở để thuyết minh sức sinh trƣởng và phát triển của cây rừng nhanh hay chậm, đồng thời nó là nhân tố quan trọng trong điều tra rừng, là chỉ tiêu để đánh giá trữ lƣợng, sản lƣợng rừng, lƣợng tăng trƣởng của lâm phần, cũng nhƣ đánh giá sức sinh trƣởng của lâm phần cao hay thấp. Đặc biệt là tham gia vào dự đoán sinh trƣởng của cây rừng trong tƣơng lai, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp đem lại năng suất cao. Để đánh giá mức độ thuần nhất của cây rừng, đề tài đã sử dụng số liệu đo đếm của 27 OTC tại các vị trí chân đồi, sƣờn đồi và đỉnh đồi. Trƣớc tiên, tiến hành kiểm tra sự thuần nhất về đƣờng kính giữa các ô tiêu chuẩn trong cùng vị trí địa hình của từng loài. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về chỉ tiêu đƣờng kính giữa các ô tiêu chuẩn trong cùng vị trí địa hình. Do đó, đề tài đã gộp số liệu của các ô tiêu chuẩn trong cùng vị trí thành một mẫu lớn để tính toán so sánh sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực giữa các vị trí địa hình với nhau. Kết quả đƣợc tính toán chi tiết tại phụ lục 01 và đƣợc tổng hợp tại bảng 4.1.

Bảng 4.1: Sự thuần nhất về đƣờng kính ngang ngực Keo lai tại các vị trí địa hình

Loài cây Vị trí N (cây/ha) D1.3 (cm) S Sig

Keo lai mô

Chân đồi 1280 13,1 1,61

0,745

Sƣờn đồi 1300 13,3 1,27

Đỉnh đồi 1300 13,2 1,11

Keo lai hom

Chân đồi 980 12,5 2,51 0,169 Sƣờn đồi 660 13,3 2,48 Đỉnh đồi 940 12,3 2,69 Keo tai tƣợng Chân đồi 1160 12,6 3,50 0,295 Sƣờn đồi 1080 12,3 3,64 Đỉnh đồi 1100 11,7 1,99

Tại bảng 4.1 cho thấy, kết quả phân tích phƣơng sai cho thấy xác suất của F về đƣờng kính sig > 0,05 ở tất cả các loài đã nói lên rằng sinh trƣởng đƣờng kính giữa các vị trí địa hình không có sự khác nhau rõ ràng về mặt thống kê hay sinh trƣởng đƣờng kính tại các vị trí địa hình là tƣơng đối giống nhau. Do đó, có thể gộp số liệu của của các OTC trong cùng một loài thành một tổng thể lớn để đánh giá sinh trƣởng đƣờng kính.

Hình 4.1: Keo lai hom 4 tuổi

4.2.1.2. So sánh sinh trưởng đường kính giữa 3 loại Keo

Với mô hình trồng rừng thuần loài giữa ba loài Keo lai hom, Keo tai tƣợng và Keo lai mô, loài cây nào sẽ có sinh trƣởng đƣờng kính nhanh hơn. Sau khi gộp số liệu đề tài tiến hành so sánh sinh trƣởng đƣờng kính giữa ba loài với nhau. Kết quả đƣợc tính toán chi tiết tại phụ lục 02 và đƣợc tổng hợp tại bảng 4.2.

Bảng 4.2: So sánh sinh trƣởng đƣờng kính D1.3của ba loài Keo

Loài cây N (cây/ha) D1.3 (cm) ΔD1.3 S S% Sig

Keo lai mô* 1293 13,2 3,3 1,34 10,2

0,001

Keo lai hom 860 12,6 3,2 2,59 20,5

Keo tai tƣợng 1113 12,2 3,1 3,14 25,7

Ghi chú: (*): Là loài cây có sinh trưởng đường kính tốt nhất

Ba loài cây nghiên cứu đều đƣợc trồng với mật độ ban đầu là 1333cây/ha. Kết quả điều tra đã cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ sống sau 4 năm trồng cụ thể: Tỷ lệ sống của loài Keo lai hom thấp nhất đạt 64,5% (860 cây/ha); tiếp đến là Keo tai tƣợng đạt 83,5% (1113 cây/ha) và cao nhất là Keo lai mô 97,0% (1293 cây/ha). Tỷ lệ sống của Keo lai hom và Keo tai tƣợng tại địa điểm nghiên cứu đều thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Thắng và cộng sự [21] về sinh trƣởng của các loài Keo lai trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế đều đạt tỷ lệ sống trên 90%. Chỉ duy nhất có loài Keo lai mô có tỷ lệ sống cao tƣơng đƣơng nhau.

Kết quả tại bảng 4.2 cho thấy, sau khi phân tích phƣơng sai có giá trị

sig<0,05 đã nói lên rằng sinh trƣởng đƣờng kính giữa các loài Keo đã có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê. Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn Duncan (với

=0,05) tại phụ lục 2a cho thấy, loài Keo lai mô có sinh trƣởng đƣờng kính cao nhất với lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về đƣờng kính đạt 3,3cm/năm trong khi đó loài Keo lai hom đạt 3,2 cm/năm và Keo tai tƣợng chỉ đạt 3,1cm/năm.

Hai loài Keo lai hom và Keo tai tƣợng có hệ số biến động về đƣờng kính tƣơng đối lớn trên 20%. Trong khi đó loài Keo lai mô hệ số biến động thấp (S%=10,2%). Điều này cho thấy, so với hai loài Keo lai hom và Keo tai tƣợng thì loài Keo lai mô có sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực khá đồng đều giữa

các cá thể, biên độ dao động giữa cá thể có đƣờng kính nhỏ nhất với cá thể có đƣờng kính lớn nhất thấp. Hình ảnh trực quan minh họa cho sự khác nhau về sinh trƣởng đƣờng kính của ba loài cây nghiên cứu đƣợc thể hiện tại hình 4.2.

Hình 4.2: Sinh trƣởng đƣờng kính bình quân hàng năm của các loài Keo

Cũng nghiên cứu về sinh trƣởng của các loài Keo lai trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả Hoàng Văn Thắng và cộng sự [21] đã đƣa ra kết quả nghiên cứu sinh trƣởng của ba loài cây này nhƣ sau: Keo lai mô có lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về đƣờng kính đạt 3,3cm/năm, Keo lai hom và Keo tai tƣợng đạt 3,0cm/năm.Dẫn liệu này cho thấy, sinh trƣởng đƣờng kính bình quân hàng năm của ba loài Keo lai trồng tại Phú Thọ cao hơn so với Keo lai trồng tại Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, mức chênh lệch về giá trị bình quân là không nhiều, cụ thể: loài Keo lai mô có giá trị sinh trƣờng đƣờng bình quân hàng năm nhƣ nhau (3,3cm/năm); loài Keo tai tƣợng chênh lệch 0,1cm/năm và loài Keo lai hom chênh lệch 0,2cm/năm (minh họa tại hình 4.3).

Như vậy, có thể thấy rằng cùng các giống Keo đem trồng như nhau tại hai địa phương khác nhau nhưng lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về

đường kính của các loài cây này tương đối giống nhau. Lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính bình quân đạt trên 3cm/năm khá cao so với một số loài cây trồng rừng nguyên liệu khác. Điều này cho thấy Keo lai là một trong những loài cây triển vọng để phát triển và cung ứng nguồn nguyên liệu gỗ cho xã hội.

Hình 4.3: Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về đƣờng kính tại Phú Thọ và Thừa Thiên Huế

4.2.2. Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn

4.2.2.1. Kiểm tra sự thuần nhất về chiều cao Keo tại các vị trí địa hình

Tƣơng tự nhƣ sinh trƣởng đƣờng kính D1.3các ô tiêu chuẩn tại cùng vị trí địa hình không có sự khác nhau về mặt thống kê. Do đó, đề tài đã gộp số liệu của các ô tiêu chuẩn tại cùng vị trí địa hình thành mẫu lớn để tính toán. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về chiều cao của các loài cây tại các vị trí địa hình đƣợc tính toán chi tiết tại phụ lục 03và tổng hợp tại bảng 4.3 nhƣ sau:

Bảng 4.3: Sự thuần nhất về chiều cao Keo tại các vị trí địa hình

Loài cây Vị trí N (cây/ha) Hvn S Sig

Keo lai mô

Chân đồi 1280 14,0 0,59

0,667

Sƣờn đồi 1300 14,1 0,46

Đỉnh đồi 1300 14,0 0,46

Keo lai hom

Chân đồi 980 11,6 1,21 0,554 Sƣờn đồi 660 11,4 0,86 Đỉnh đồi 940 11,4 1,23 Keo tai tƣợng Chân đồi 1160 10,6 0,97 0,347 Sƣờn đồi 1080 10,9 1,60 Đỉnh đồi 1100 10,7 0,83

Kết quả tại bảng 4.3 cho thấy, ở tất cả các loài cây nghiên cứu các vị trí địa hình chân đồi, sƣờn đồi và đỉnh đồi đều có giá trị Sig > 0,05, chứng tỏ giá trị sinh trƣởng chiều cao giữa các vị trí là nhƣ nhau. Do đó, đề tài gộp số liệu của của các OTC trong cùng một loài thành một tổng thể lớn để đánh giá sinh trƣởng chiều cao.

4.1.2.2. So sánh sinh trưởng chiều cao giữa ba loài cây

Đề tài tiến hành so sánh sinh trƣởng chiều cao giữa 3 loài cây. Kết quả đƣợc tính toán chi tiết tại phụ lục 04 và đƣợc tổng hợp tại bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả tính toán chiều cao bình quân và so sánh sinh trƣởng chiều cao của ba loài Keo

Loài cây N (cây/ha) Hvn (m) ΔHvn(m) S S% Sig

Keo lai mô* 1293 14,0 3,5 0,51 3,6

0,000

Keo lai hom 860 11,5 2,9 1,13 9,9

Keo tai tƣợng 1113 10,7 2,7 1,18 10,9

Dẫn liệu tại bảng 4.4 cho thấy, sau khi phân tích phƣơng sai có giá trị

sig<0,05 đã nói lên rằng sinh trƣởng chiều cao giữa các loài đã có sự khác nhau rõ rệt về mặt thống kê.

Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn Duncan (với =0,05) tại phụ lục 02-b cho thấy, loài Keo lai mô có sinh trƣởng chiều cao cao nhất. Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về chiều cao đạt 3,5m/năm, tiếp đến là loài Keo lai hom đạt 2,9m/năm, thấp nhất là loài Keo tai tƣợng chỉ đạt 2,7m/năm.Tƣơng tự nhƣ với sinh trƣởng đƣờng kính ngang ngực, kết quả đánh giá hệ số biến động về chiều cao của ba loài cây nghiên cứu cũng cho kết quả loài Keo lai mô có sự đồng đều về chiều cao nhất với hệ số biến động rất thấp (S%=3,6%). Hình 4.4 đã minh họa thêm cho sự khác nhau về sinh trƣởng chiều cao cả ba loài cây tại các vị trí địa hình.

Hình 4.4: Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về chiều cao

So sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn Thắng và cộng sự [21]về sinh trƣởng của các loài Keo lai trong mô hình trình diễn của dự án phát triển ngành lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã chỉ ra rằng:

Keo lai mô có lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm về chiều cao đạt 3,7m/năm, Keo lai hom đạt 3,3m/năm và Keo tai tƣợng đạt 2,9m/năm. So với kết quả nghiên cứu của đề tài tại Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ thì sinh trƣởng chiều cao của Keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế cao hơn. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch về sinh trƣởng chiều cao là không nhiều, cụ thể: loài Keo lai mô và Keo tai tƣợng chênh lệch 0,2m/năm; loài Keo lai hom chênh lệch 0,4m/năm, điều này đƣợc minh họa tại hình 4.5

Hình 4.5: Lƣợng tăng trƣởng bình quân hàng năm về chiều cao tại Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)