Lao động, thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 32 - 33)

Tân Sơn là huyện miền núi mới đƣợc thành lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chƣa đồng đều, nhất là đồng bào dân tộc. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động tham gia lao động trong các ngành kinh tế là 41.322 ngƣời thì lao động nông nghiệp có tỷ trọng rất lớn với 35.342 ngƣời, chiếm 85,53%; lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 5,42%; lao động thƣơng mại - dịch vụ chiếm 9,06%. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn trong tƣơng lai.

Cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý, tỷ trọng lao động trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm quá cao, gần 90% tổng số lao động toàn Huyện. Trình độ văn hoá và trình độ tay nghề của ngƣời lao động thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chƣa đƣợc nhận thức

đầy đủ, dẫn đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất không cao, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, tính chất của nền sản xuất hàng hóa chƣa thể hiện đƣợc đầy đủ.

Ngƣời dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp và nghề rừng, một số hộ kết hợp chăn nuôi buôn bán nhỏ và dịch vụ. Do thu nhập chính của ngƣời dân là từ sản xuất nông nghiệp với trình độ sản xuất thấp, vì vậy đời sống của đại bộ phận dân cƣ trong Huyện còn rất khó khăn.

Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2016 toàn huyện đạt 12.8 triệu đồng/ngƣời/năm. Phấn đấu năm 2017 toàn huyện đạt 18 triệu đồng/ngƣời/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)