Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 33 - 36)

a. Hệ thống giao thông

Đường quốc lộ: trên địa bàn có quốc lộ 32A chạy qua với tổng chiều dài 55 km, nền đƣờng rộng trung bình 7,5 m, mặt đƣờng rộng 5,5 m, hiện nay đã đạt đƣờng cấp IV. Đây là những tuyến đƣờng quan trọng, nối huyện Tân Sơn với vùng Tây Bắc và vùng kinh tế trọng điểm Hòa Lạc - Hà Nội.

Đường tỉnh: có 3 tuyến gồm:

Đƣờng tỉnh 316C từ xã Thục Luyện huyện Thanh Sơn chạy qua địa bàn xã Văn Luông, Minh Đài và nối với quốc lộ 32A tại xã Mỹ Thuận, dài 10,8 km. Hiện tại là đƣờng nhựa đạt cấp IV miền núi.

Đƣờng tỉnh 316D điểm đầu tại xã Văn Miếu huyện Thanh Sơn và điểm cuối tại xã Vinh Tiền, dài 11 km. Hiện tại là đƣờng nhựa đạt cấp IV miền núi.

Đƣờng tỉnh 316E điểm đầu tại xã Minh Đài và điểm cuối tại xã Kim Thƣợng dài 17km. Hiện tại là đƣờng nhựa đạt cấp IV miền núi.

Đường huyện: Gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 69 km.

Đường liên xã: Tổng chiều dài 108,1 km, nền đƣờng rộng 5- 6,5 m, chủ yếu là đƣờng đất, một số tuyến là cấp phối.

thuận lợi thì các tuyến đƣờng thôn xóm, đƣờng nội đồng chủ yếu là đƣờng đất, nền đƣờng hẹp, mặt đƣờng xấu đi lại khó khăn, hạn chế nhiều đến phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Hệ thống đƣờng ra đồng lên đồi: Đƣờng ra đồng có tổng chiều dài 134,81 km; đƣờng lên đồi 106,41 km đều là đƣờng đất, mặt đƣờng hẹp đi lại khó khăn.

b. Hệ thống thủy lợi

Hệ thống thủy lợi huyện Tân Sơn để phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm số lƣợng khá, tuy nhiên diện tích tƣới còn ít do quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ. Hiện trạng hệ thống thủy lợi bao gồm: Đập có 124 công trình, diện tích tƣới trên 109 ha; hồ có 25 công trình, diện tích tƣới tiêu trên 241 ha; phai có 48 công trình, diện tích tƣới trên 269 ha; kênh mƣơng có 180 tuyến, tổng chiều dài trên 129 km, trong đó kiên cố mới chiếm trên 34% tổng chiều dài kênh mƣơng; Trạm bơm có 2 công trình (Mỹ Thuận), diện tích tƣới 34 ha.

c. Hệ thống điện

Toàn huyện có 54 trạm biến áp với dung lƣợng 6.430 KVA, đƣờng dây trung thế là 102.405 km, đƣờng dây hạ thế là 134.869 km

3.3. Đánh giá chung

- Thuận lợi:

Với những đặc trƣng về dân số và nguồn lao động nhƣ trên, Tân Sơn vừa có thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ.

Mật độ dân cƣ còn thƣa, đất chƣa sử dụng trong lĩnh vực lâm nghiệp còn nhiều, các nguồn tài nguyên và điều kiện tự nhiên có thể phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đa dạng theo lợi thế miền núi.

Nhân dân địa phƣơng có truyền thống lao động cần cù, với tiến bộ khoa học ngày càng phát triển, sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn có thể ứng dụng

các tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất lâm nghiệp ổn định bền vững. - Khó khăn:

Trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nhân dân sống phân tán trên núi cao nên việc tuyên truyền các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, việc đào tạo nâng cao dân trí còn gặp nhiều khó khăn.

Diện tích lúa nƣớc ít, nhân dân chủ yếu là canh tác sản xuất lƣơng thực trên đất dốc, do đó vấn đề chặt phá, lấn chiếm rừng làm nƣơng rẫy, tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra.

Tóm lại: Qua phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu cho thấy bên cạnh những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương thì vẫn còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là với một nền kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, đời sống của người dân nghèo nàn, lạc hậu vv..Vì vậy, nghiên cứu đánh giá sinh trưởng loài Keo lai là rất cần thiết để định hướng cho công tác phát triển rừng rừng sản xuất lâu dài, bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, an sinh xã hội cho người dân vùng núi.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số mô hình rừng trồng keo tại công ty lâm nghiệp xuân đài, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ​ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)