Giải pháp về công tác quản lý của các cấp chính quyền nhằm giảm thiể uô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 72 - 73)

3. Ý nghĩa

3.5.4. Giải pháp về công tác quản lý của các cấp chính quyền nhằm giảm thiể uô

nhiễm làng nghề

* Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải

Sở TN&MT Bắc Ninh cần xây dựng kế hoạch định kỳ giám sát môi trường tại Phong Khê để có số liệu đánh giá diễn biến môi trường hàng năm.

Tiến hành kiểm kê phát thải từ các nguồn thải tại các cơ sở sản xuất của làng nghề nhằm quản lý được các thông tin về tổng lượng thải và tải lượng ô nhiễm của các chất thải.

Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng cụm công nghiệp Phong Khê. Yêu cầu các cơ sở sản xuất phải hoàn thiện các thủ tục hành chính về môi trường (ĐTM, CKBVMT, sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH...).

* Triển khai áp dụng các công cụ kinh tế như phí BVMT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn đối với làng nghề

Sở TN&MT cần hướng dẫn bằng văn bản cho cấp phường cách lập biểu thống kê nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiểm trong chất thải của các cơ sở sản xuất theo phương pháp tính trung bình lượng sản phẩm sản xuất/ngày. Từ đó tính được phí BVMT đối với từng loại chất thải.

* Áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong thực thi pháp luật về BVMT làng nghề

Tăng cường công cụ pháp luật, bắt buộc các cơ sở sản xuất trong làng nghề tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến BVMT. Cụ thể:

- Tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất có hành vi thải, đổ chất thải ra môi trường vướt quá QCCP.

- Tiến hành cắt điện, phong toả tài khoản ngân hàng đối với các cơ sở sản xuất có hành vi cố tình thải, đổ chất thải ra môi trường vượt QCCP nhiều lần mà trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc khắc phục hậu quả. Việc này đã được áp dụng trong thời gian gần đây tại Phong Khê, điển hình năm 2014, đã có 5 cơ sở sản xuất bị cắt điện do vi phạm quy định này.

* Phát hiện và xử lý trường hợp phát sinh các làng nghề gây ô nhiễm môi trường

Sở TN&MT Bắc Ninh cần phối hợp với các bên liên quan tăng cường thanh, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với các cơ sở tại Phong Khê có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Nếu phát hiện mới các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cần nhanh chóng và kiên quyết đưa vào “danh sách đen” cần phải xử lý, nếu không sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế như cắt điện, phong toả tài khoản ngân hàng...

* Xử lý các khu vực bị ô nhiễm môi trường do hoạt động của làng nghề

Thực tế cho thấy, làng nghề giấy Phong Khê gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong phạm vi làng, xã, mà còn gây ô nhiễm cho cả sông Ngũ Huyện Khê. Như vậy, việc xử lý ô nhiễm không chỉ giới hạn trong phạm vi làng nghề mà cần phải xử lý cả các khu vực đã bị ô nhiễm. Trong trường hợp này, các địa phương cần phải điều tra, đánh giá và khoanh vùng các khu vực bị ô nhiễm và đề xuất kế hoạch xử lý ô nhiễm, đồng thời khôi phục môi trường cho các khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 72 - 73)