Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 31 - 36)

3. Ý nghĩa

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Phong Khê của phòng Tài nguyên & Môi trường thành phố Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Ninh.

- Thu thập số liệu về công tác thu gom nước thải của làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh. Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải.

- Thu thập các số liệu phân tích nước mặt, nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo ĐTM của các đơn vị.

- Thu thập các số liệu phân tích nước thải trước khi qua xử lý và sau khi đã qua xử lý từ nhà máy xử lý nước thải Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra, xác định các nguồn phát sinh nước thải. - Quan trắc chất lượng nước thải.

- Quan trắc chất lượng nước mặt và nước ngầm nhằm xác định ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng môi trường nước.

- Điều tra thực trạng công tác thu gom xử lý nước thải làng nghề Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

- Điều tra thực trạng công tác truyền thông môi trường nhằm đánh giá công tác quản lý về môi trường trên địa bàn phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

2.4.3. Phương pháp kế thừa

- Kế thừa các kết quả phân tích mẫu nước thải, không khí, đất các công trình nghiên cứu về môi trường làng nghề Phong Khê từ sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Bắc Ninh.

2.4.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Điều tra khu vực dân cư, xác định tình trạng dân cư hiện trạng và nhận thức cũng như phản hồi của người dân về hiện trạng môi trường xung quanh nơi họ đang sinh sống. Tổng hợp ý kiến của người dân, đại diện chính quyền địa phương để đưa ra những nhận định nhằm đánh giá xác thực nhất hiện trạng môi trường của làng nghề.

- Đối tượng điều tra: Các hộ dân sống tại khu dân cư và các hộ gia đình làm nghề thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh.

- Số lượng phiếu điều tra: 150 phiếu. - Hình thức phỏng vấn:

+ Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.

+ Phỏng vấn các hộ gia đình bằng bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. + Phỏng vấn theo phương pháp chọn hộ ngẫu nhiên.

2.4.5. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm

Phương pháp đánh giá chất lượng nước là đo lường, phân tích chất lượng nước để thu thập (các thông tin cần thiết về số lượng, chất lượng của các đối tượng nước đã được lựa chọn. Các thông tin về chất lượng nước thu thập được sẽ được đối chiếu với Quy chuẩn Việt nam về Môi trường để tổng hợp, phân tích và đánh giá.

Loại mẫu: Nước mặt, nước ngầm, nước thải

Số lượng mẫu: 3 mẫu nước mặt, 3 mẫu nước ngầm, 3 mẫu nước thải, mẫu lấy đại diện khu vực nghiên cứu.

Thời điểm lấy mẫu: Mẫu nước được lấy vào những ngày khô ráo không có mưa.

Thời gian lấy mẫu: Các mẫu nước thải được lấy vào buổi sáng sớm. Phương pháp lẫy mẫu:

+ Nước ngầm: lấy mẫu bằng vòi bơm + Nước mặt: lấy mẫu theo chiều sâu

+ Nước thải: lấy mẫu tại công thải của hố ản xuất hay cơ sở sản xuất trước khi thải vào cống thải chung.

Các chỉ tiêu phân tích:

- Nước mặt: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD5 SS, TDS, Fe, Coliform

- Nước ngầm: pH, nhiệt độ, TDS, độ cứng, As, Zn, Fe, Sulfat, Clorua, Coliform

- Nước thải: Mùi, pH, Nhiệt độ, Độ màu, COD, BOD5 SS, TDS, Tổng N, Tổng P, Coliform.

Phương pháp phân tích mẫu nước thải trong phòng thí nghiệm:

TT Thông số Đơn vị Phương pháp thử

1 pH - TCVN 6492:2011 2 BOD5(200C) mg/l TCVN 6001:2008 3 COD mg/l SMEWW 5220C : 2012 4 TDS mg/l SOP – MTKS – HQ40d 5 Tổng P mg/l TCVN 6202 : 2008 6 Tổng N mg/l TCVN 6638 : 2000

8 As mg/l TCVN 6626 : 2000

9 Zn mg/l TCVN 6193 : 1996

10 Clorua mg/l TCVN 6194 : 1996

11 Sulfat mg/l SMEWW 4500-SO42-.E:2012

12 Coliform MPN/100ml TCVN 6187-2 : 1996

13 SS mg/l TCVN 6625 : 2000

Thực hiện lấy mẫu ngoài hiện trường. Số lượng mẫu 9 mẫu, trong đó bao gồm các mẫu: Nước mặt, nước ngầm, nước thải.

* Nước mặt: 03 mẫu;

Bảng 2.1. Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt trong khu vực làng nghề Ký

hiệu Vị trí

Tọa độ

Kinh độ Vĩ độ

NM1 Nước lấy tại hồ sen trong khu vực

làng nghề 106

003’67,33” E 21016’65,32”N

NM2 Sông ngũ Huyện Khê cách điểm xả

50m về phía Thượng lưu 106

003’09,67” E 21016’79,27”N

NM3 Sông ngũ Huyện Khê cách điểm xả

300m về phía Hạ lưu 106

003’42,83” E 21017’05,96”N

* Nước ngầm: 03 mẫu;

Bảng 2.2. Vị trí quan trắc chất lượng nước ngầm trong khu vực làng nghề Ký hiệu Vị trí Độ sâu Tọa độ Kinh độ Vĩ độ

NN1 Giếng khoan Nhà Ông Nguyễn

Văn Suốt – Dương Ổ II 40m E:106

003’78,58” N:21016’47,39” NN2 Giếng khoan xí nghiệp giấy

Huy Hiếu – Dương Ổ II 40m E:106

003’89,83” N:21016’69,72”

NN3

Giếng khoan Nhà Ông Nguyễn

* Nước thải: 03 mẫu.

Bảng 2.3. Vị trí quan trắc chất lượng nước thải trong khu vực làng nghề Ký

hiệu Vị trí

Tọa độ

Kinh độ Vĩ độ

NTSX1 Nước thải tập trung lấy tại mương

thoát nước cạnh trạm y tế E:106

003’61,55” N:21016’59,14”

NTSX2 Nước thải tập trung lấy tại điểm xả

ra sông Ngũ Huyện khê. E:106

003’28,18” N:21017’72,18”

NTSX3 Nước thải tập trung lấy tại mương

thoát nước đổ vào nhà máy xử lý E:106

003’46,46” N:21016’67,60”

Toàn bộ mẫu phân tích được gửi phân tích tại Phòng phân tích chất lượng môi trường của Công ty Cổ Phần môi trường Vinh Phát đánh giá kết quả.

2.4.6. Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá mức độ tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

QCVN 12-MT: 2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

2.4.7. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Số liệu trên phiếu điều tra được tổng hợp, tính toán và xử lý thống kê trên Mi- crosoft Excel.

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 31 - 36)