Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 36 - 38)

3. Ý nghĩa

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Phong Khê là một phường thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 548,67 ha. Có vị trí điạ lý như sau:

+ Phía Bắc giáp với xã Đông Phong và một phần phường Khúc Xuyên. + Phía Nam giáp với phường Võ Cường.

+ Phía Đông Bắc giáp với phường Khúc Xuyên.

+ Phía Tây giáp với xã Vân Tương, xã Phú Lâm của huyện Tiên Du.

Phường Phong Khê có tuyến đường sắt chạy qua, tiếp giáp với đường Quốc lộ 1A và đường Quốc lộ 18 (Hạ Long –Nội Bài), tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán, thông thương giữa các khu vực và cơ hội để phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.

Phường Phong Khê nằm trong địa giới hành chính của thành phố Bắc Ninh, địa bàn phường chủ yếu là đồng bằng, không địa hình trung du, đồi núi. Trên địa

bàn phường có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua, một số địa bàn của phường trũng thấp hơn so với đê sông.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9.

+ Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 36,5oC; nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 7oC.

+ Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm không khí cũng như nhiệt độ

không khí là một trong những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hoá và phát tán các chất ô nhiễm trong khí quyển, đến quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và sức khỏe người lao động. Độ ẩm không khí tương đối lớn dao động từ 81 – 83% (trung bình các năm là 81,9%). Tháng có độ ẩm lớn nhất thường tập trung vào tháng 3, (trung bình qua các năm là 86,6%) và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 12 (trung bình qua các năm là 76%). Trong năm 2009, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 1 (75%).

+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng

1.000 – 1.800mm (bình quân qua các năm là 1.470mm) nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tháng có lượng mưa cao nhất thường là tháng 6 (trung bình qua các năm là 278mm), tháng có lượng mưa thấp nhất thường là tháng 1 (trung bình qua các năm là 9,9mm).

+ Chế độ gió: Gió là một nhân tố quan trọng trong quá trình phát tán và lan

truyền các chất ô nhiễm trong khí quyển. Khi vận tốc gió càng lớn, khả năng lan truyền bụi và các chất ô nhiễm càng xa, khả năng pha loãng với không khí sạch càng lớn.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

3.1.1.4. Đặc điểm địa chất

Căn cứ vào đặc điểm về thành phần thạch học, tính thấm, tính chứa nước, độ giàu nước và đặc điểm thuỷ động lực có thể phân chia địa chất thuỷ văn các đơn vị chứa nước và cách nước như sau:

Tầng chứa nước vỉa - lỗ hổng trầm tích Holocen (Qh): Có thành phần là cát thô, cát, bột, sét. Bề dày thay đổi từ 10.4 m -18.2 m. Kết quả hút nước ở lỗ khoan LK8 cho thấy Q = 2.22 l/s; S= 1.12 m; T= 192 m2/ngày. Độ tổng khoáng M = 0.3 - 0.5 g/l, nước thuộc loại Bicacbonat - Clorua - Canxi.

Lớp cách nước trầm tích Holocen - Pleistocen (LCN1). Thành phần gồm cát pha sét, sét, sét pha loang lổ. Đây là tầng cách nước có chiều dầy từ 3-5m và là tầng bảo vệ tốt tránh ô nhiễm cho tầng chứa nước bên dưới.

Tầng chứa nước áp lực vỉa - lỗ hổng trầm tích Pleistocen. Đây là tầng chứa nước khá phong phú. Nước ngầm có chất lượng khá tốt, độ tổng khoáng hoá M = 0.059 - 0.28 g/l, thuộc loại hình Bicabonat Magiê - Canxi.

3.1.1.5. Tài nguyên nước mặt, nước ngầm

- Nguồn nước mặt: làng nghề Phong Khê có sông Ngũ Huyện Khê chảy qua, là một nhánh của sông Cầu. Nguồn nước mặt lấy từ sông Ngũ Huyện Khê có trữ lượng lớn đủ để cung cấp cho tưới tiêu nông nghiệp trên địa bàn phường.

- Nguồn nước ngầm: nằm chủ yếu trong tầng chứa nước lỗ hổng Plutoxen, hàm lượng Cl < 200mg/l, tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 20- 50 m, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt nhưng phải quả hệ thống lọc khử Sắt. Một số tầng nước sâu 150- 250 m, nước có chất lượng tốt và trữ lượng lớn có thể khai thác quy mô công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)