Khái quát về tình hình sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 40 - 42)

3. Ý nghĩa

3.2. Hiện trạng sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, phường Phong Khê,

3.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, thành

Khê, thành phố Bắc Ninh

3.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất giấy của làng nghề giấy Phong Khê, thành phố Bắc Ninh phố Bắc Ninh

gắn bó cả cuộc đời mình với nghề giấy cho biết: “Không biết tự bao giờ, nghề giấy được hình thành, khi nhà Lý rời đô về Thăng Long, giấy dó đã được xuất hiện từ trước đó sản xuất”. Như vậy, có thể nói nghề giấy được hình thành từ thời nhà Lý. Trước kia, người dân chỉ biết sản xuất giấy từ vỏ dó, theo phương thức hoàn toàn thủ công, gia truyền. Sản phẩm giấy được sử dụng làm giấy viết, vẽ tranh lụa, làm vàng mã, pháo.

Trong giai đoạn 1949-1954, Việt Nam phải kháng chiến chống thực dân Pháp, khi đó nhu cầu sử dụng giấy tương đối lớn. Sản phẩm giấy dó được sử dụng để in tiền, in sách và các tài liệu kháng chiến khác.

Giai đoạn từ 1954-1992, làng chuyên sản xuất giấy pháo và giấy gói hoa quả. Trong giai đoạn này cả làng cùng sản xuất giấy pháo cũng không đủ cung cấp cho việc làm pháo của ba nước Đông Dương.

Năm 1992, Nhà nước cấm làm pháo, giấy làm ra không có thị trường tiêu thụ, nghề giấy lao đao, nghề giấy thủ công coi như mất, người dân không có thu nhập, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Cũng trong năm này, cụ Năng (thôn Dương Ổ) đã nghiên cứu việc tận dụng tất cả các loại giấy thải để sản xuất ra giấy mới, hay còn gọi là tái chế giấy. Ông mua lại một chiếc máy làm giấy cũ, mang về sửa chữa lại, tiến hành sản xuất giấy thử nghiệm và đã thành công. Như vậy năm 1992, đánh dấu sự mất đất của giấy thủ công và bắt đầu xuất hiện việc sản xuất giấy bằng máy. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu, số lượng máy không nhiều. Giờ đây cùng xu thế đi lên của đất nước, kinh tế làng cũng nhanh chóng hội nhập với việc phát triển nghề giấy theo hướng CNH – HĐH.

Hiện này, cả 4 thôn trong phường Phong Khê là: Dương Ổ, Đào Xã, Châm Khê, Ngô Khê đã cùng sản xuất giấy. Theo số liệu thống kê của Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh tính đến năm 2018, cả phường có tổng số 263 cơ sở sản xuất giấy. Trong đó, có 67 cơ sở tại cụm công nghiệp Phong Khê 1; 22 cơ sở tại cụm công nghiệp Phong Khê 2; còn lại là các hộ nằm xen kẽ trong các khu dân cư. Sản phẩm giấy của làng không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng giấy của vùng mà còn được lưu hành trên khắp cả nước.

Công nghệ, thiết bị và cơ sở hạ tầng sản xuất

Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh môi trường.

Phần lớn các cơ sở sản xuất đều được xây dựng kiên cố, lợp mái tôn, nền xi măng. Tuy nhiên một số cơ sở sản xuất không được xây dựng kiên cố, mà theo kiểu tạm bợ, lụp sụp.

Đặc điểm tổ chức sản xuất

Ban đầu chủ yếu sản xuất theo quy mô hộ gia đình, sử dụng lao động trong gia đình để sản xuất. Sau này, quá trình sản xuất ngày càng phát triển, dần mở rộng quy mô sản xuất hình thành các xí nghiệp, doanh nghiệp, công ty phải thuê thêm lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu gom và xử lý nước thải của làng nghề phong khê thành phố bắc ninh (Trang 40 - 42)