thống của bà con người Dao, ở xung quanh Khu Bảo tồn.
Nằm trong vùng đệm của Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng , huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh có 5 xã: Đồng Sơn, Đồng Lâm, Vũ Oai, Kỳ Thượng, Hoà Bình. Đời sống của người dân ở đây chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng và một số hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Bên cạnh nguồn kinh tế nông - Lâm nghiệp này, cộng đồng người Dao ở địa phương, nhất là ở xã Đồng Lâm, từ lâu đời vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loài cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh. Trải qua vài chục năm trong thời kỳ kinh tế bao cấp, vốn tri thức bản địa này không được phát huy đúng mức. Song từ hơn chục năm trở lại đây, Nhà nước đã chú trọng khôi phục và kết hợp giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại, trong việc chăm sóc sức khỏe cho toàn dân. Với chủ trương này, nhiều bà con dân tộc Dao ở đây đã có cơ hội đem những bài thuốc truyền thống, để chữa chạy ngay cho những người có bệnh ở trong cộng đồng và ở cả những địa phương khác. Được biết, một số chứng bệnh nan giải về xương khớp, bệnh về gan, thận, bệnh đường ruột đã được điều trị có hiệu quả bằng chính những cây thuốc vốn có ở trong rừng. Một số cây thuốc thường được người dân sử dụng tại Hoành Bồ, Quảng ninh được tổng hợp trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của đồng bào Dạo tại Hoành Bồ STT Tên loài
(tiếng Dao) Tên phổ thông
Bộ phận sử dụng, công dụng và cách dùng
1 Xìng Pầu Thạch xương bồ Cả cây, chữa phong tê thấp, dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc 2 Đìa sàn phản Khôi Lá; chữa đau dạ dầy, bệnh về đường
ruột; dùng lá tươi khô sắc nước uống
3 Tầm kha mhây Dây cốt khí
Thân; làm thuốc chữa phong thấp, tăng cường thể lực; thân thường được thái lát và phối hợp với các vị thuốc khác để nấu cao, cũng có thể sắc uống.
4 Đièng tòn kía Bổ béo đen
Thân, đặc biệt là rễ; chữa các bệnh đường ruột, hậu sản; dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc.
5 Mhầy Jham Huyết rồng
Thân, thường là thân già (d > 5cm); chữa phong tê thấp, làm thuốc bổ máu; sắc uống riêng hay phối hợp với các vị khác để nấu cao thuốc
6 Pền phả Hoa tiên
Cả cây thường được dùng nhất là hoa; làm thuốc tăng cường thể lực, làm tan máu khi bị thương, giúp ngủ tốt;; dùng riêng hay phối hợp trong thang thuốc, sắc hay ngâm rượu để uống, có thể dùng ngoài như đắp khi bị tụ máu
7 Đìa trại ngồng Sói rừng Cả cây; chữa phong tê thấp; dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc
8 Điền dậy lìn Mía dò
Cả cây; làm thuốc chữa các bệnh về thận như đái rắt, đái vàng, phù thận; sắc uống riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác thành thuốc thang.
9 Cầm chinh mhây Cơm nắm
Thân già (d ≥ 3cm); chữa phong tê thấp, đường ruột; sắc uống riêng hay phối hợp với các vị khác để nấu cao thuốc
10 Hầu đang Thiên niên kiện
Thân rễ; chữa phong tê thấp, mạnh gân côt; sắc uống dưới dạng thuốc thang hay phối hợp để nấu cao thuốc.
11 Hầu gài Ráy
Thân rễ (củ); dùng để đánh gió khi bị cảm, chữa ho; dùng dưới dạng thuốc sắc hay đánh gió.
12 Đièng tây mây Chân chim
Rễ khí sinh, thân; trị phong thấp, đau nhức mình, nâng cao sức khỏe; phối hợp với các vị khác để nấu cao thuốc.
13 Vàng tằng vièng Hoàng đằng
Thân, rễ; làm thuốc chữa đau mắt, bệnh đường ruột, ngứa; dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc. 14 Đièng đập hô Vỏ rụt Vỏ thân, lá; chữa ho; dùng dưới
dạng thuốc cao hay thuốc sắc.
15 Bèo nìm slam Hồi đầu thảo
Thân rễ; chữa đau bụng, các bệnh đường ruột; dùng dưới dạng thuốc sắc.
16 Hà chậu Cao cẳng lá to Cả cây; chữa ho, hen; dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc
17 Mhầy mui Dây gắm Rễ, thân; chữa thấp khớp; dùng dưới dạng thuốc cao hay thuốc sắc.
18 Thòng mụa Vang Gỗ (lõi thân cây); chữa bệnh phong, hậu sản; dùng dưới dạng thuốc sắc. 19 Đìa nòm then Địa liền Thân rễ
Người dân tộc Dao ở khu vực có nhiều hiểu biết về các loài cây thuốc cũng như kinh nghiệm khai thác, sử dụng cây thuốc tự nhiên để chữa bệnh và tạo thu nhập. Qua thông tin ở bảng 4.7 cho thấy nhiều loài cây thuốc quý đã được sử dụng có hiệu quả. Đây là những tri thức bản địa có giá trị cần được gìn giữ và phát huy.