Sự đa dạng về tổ thành loài thực vật có giá trị làm thuốc trong Khu bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36 - 39)

Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

4.2.3.1. Sự đa dạng tổ thành loài thực vật cây thuốc phân theo trạng thái thực bì.

Từ những kết quả nghiên cứu ở các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản trên các vị trí, độ cao khác nhau, qua tính toán đã đưa ra được công thức tổ thành loài cây phân theo trạng thái thực bì. Hệ số tổ thành được tính theo tỷ lệ 1/10. Những loài cây tham gia trong công thức tổ thành là những loài cây có số cây trung bình lớn hơn hoặc bằng số cây trung bình của một loài trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.3: Công thức tổ thành loài cây thuốc phân theo trạng thái thực bì ST T Trạng thái Công thức tổ thành 1 Hỗn giao 2,19CD.1,40DĐ.1,15QXTr+0,96LD+0,88QBLm+0,86QBHđ+0,84C LTr+0,83CMa+0,51CN-0,38CT. 2 IIA 3.37CD.2,46QXTr+1,36Đcc+0,83QBLm+0,76QBHđ+0,64QBGb+0,58 CT 3 IIB 3,75CD.1,84QXTr+0,98QBGb+0,86BBHo+0,83BBD+0,79 CT- 0,49CLTr-0,46CMa. 4 IIIA1 2,81DNT.2,36QBHđ.1,01QBGb+0,93BBHo+0,82LD+0,74CTB+0,6 9TKđ+0,64CLTr. 5 IIIA2 1,83DNT.1,38MT.1,16QBGb+0,85CN+0,81CTB+0,75TKđ+0,73DX T+0,71CLTr+0,69CMa+0,64CTu-0,45MT. 6 IC 2,61CLTr.2,42CMa.1,63Đcc+0,81CTr+0,74QBHđ+0,53QXTr- 0,41LD-0,40BBHo-0,25CTu-0,20QBGb. 7 IB 3.72 CLTr.1,95CMa+0,97QBGb+0,75CT+0,73DXT+0,53Đcc- 0,47LD-0,42CN-0,24CTu-0,22QBHđ. 8 IA 2,85CLTr.1,96CMa+0,93CM+0,87CTr+0,84CT+0,73Đcc-0,65LD- 0,53CN-0,42CTu-0,22QBGb.

Ghi chú:CLTr-Cỏ Lá tre, CMa- Cỏ Mật, CM- Cỏ May, CTr- Cỏ Tranh, CT-

Cẩu tích, Đcc- Đáng chân chim, LD- Lá dong, CN-Củ Nâu, CTu-Củ Từ, QBGb- Quyền bá gốc bồ, QXTr- Quạt xoè trung, QBHđ- Quyền bá hoa đá, BBHo-Bòng bong hợp, CD- Dây Chè dây, QBLm- Quyền bá lá mỏng, BBD- Bòng bong dịu, dẻo, DNT- Dây Nõi tiền, CTB- Cốt toái bổ, TKđ- Tắc kè đá, MT-Móng trâu.

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.3 cho thấy trong tổ thành loài cây trên các trạng thái thực bì có sự khác nhau.

Trên các trạng thái đất trống trảng cỏ (IA), đất trống cây bụi (IB), đất trống có cây gỗ tái sinh (IC). Xuất hiện nhiều trong công thức tổ thành là các loài cỏ như: Cỏ lá tre, cỏ Mần trầu, cỏ Mật, cỏ may, cỏ Tranh. Đối với các trạng thái rừng phục

hồi sau nương rẫy, rừng phục hồi sau khai thác kiệt, rừng hỗn giao công thức tổ thành chủ yếu là các loài trong họ Quyết chiếm hệ số tổ thành cao nhất như: Dây Chè dây, Dạ cẩm tía, dây Củ nâu, Cẩu tích, Thổ phục linh, dây Mộc thông Nam, Quyền bá. Sang đến trạng thái rừng trung bình chiếm hệ số tổ thành cao nhất là những cây dây leo thảo và họ quyết có giá trị cao như: Dây Ba kích, dây Nõi tiền, dây Bình vôi, Bòng bong hợp, Bòng bong dịu, dẻo. Điều đó đã tạo ra sự đa dạng loài thực vật có giá trị làm dược liệu trên các trạng thái khác nhau trong Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng.

4.2.3.2. Sự đa dạng loài thực vật có giá trị làm dược liệu phân theo đai cao

Với sự đa dạng về địa hình, thấp nhất là 40m và cao nhất là 1090m so với mặt nước biển. Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là nơi hội tụ hầu hết các bậc phân chia độ cao địa hình. Chính vì lẽ đó mà thực vật nói riêng và sinh vật nói chung ở Đồng Sơn - Kỳ Thượng rất đa dạng và đặc biệt, nhiều loài trong đó là đặc hữu, không tìm thấy ở bất kỳ một nơi nào khác ở Việt Nam. Để đánh giá điều này chúng tôi tiến hành tính toán lập công thức tổ thành loài cây trên các độ cao khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Công thức tổ thành loài cây thuốc trên các đai độ cao khác nhau ST T Độ cao Công thức tổ thành 1 <300m 2,64CLTr.2,38CD.1,71Đcc+0,83CTr+0,64QBHđ+0,51QXTr- 0,43LD-0,4BBHo-0,26CT-0,20QBGb. 2 300 - 700m 3,21CD.2,02QXTr.1,78QBGb+0,93BBHo+0,78BBD+0,51CT- 0,4CLTr-0,37CMa. 3 >700m 2,24DNT.1,03MT.1,01QBGb+0,87CN+0,85CTB+0,84TKđ+0,71CD +0,68CLTr+0,63CMa+0,61CT-0,53MT.

Ghi chú:CLTr-Cỏ Lá tre, CMa- Cỏ Mật, CM- Cỏ May, CTr- Cỏ Tranh, CT-

Cẩu tích, Đcc- Đáng chân chim, LD- Lá dong, CN-Củ Nâu, QBGb- Quyền bá gốc bồ, QXTr- Quạt xoè trung, QBHđ- Quyền bá hoa đá, BBHo-Bòng bong hợp, CD-

Dây Chè dây, QBLm- Quyền bá lá mỏng, BBD- Bòng bong dịu, dẻo, DNT- Dây Nõi tiền, CTB- Cốt toái bổ, TKđ- Tắc kè đá, MT-Móng trâu.

Qua kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn điển hình và công thức tổ thành. Ta thấy các loài thực vật có giá trị làm dược liệu có sự thay đổi rất lớn theo đai cao. Những cây trong họ Cỏ và họ Cúc chiếm tỷ lệ lớn ở độ cao dưới 300m. Từ độ cao 700m trở lên những cây trong họ Cỏ và họ Cúc chiếm tỷ lệ thấp dần nhường chỗ cho những loài cây bản địa như: Dây Thổ phục linh, dây Ba kích, dây Nõi tiền, dây Củ bình vôi, Cốt toái bổ, Tắc kè đá. Điều này càng khẳng định càng lên cao thì tác động của con người đến các loài cây thuốc càng giảm vì do địa hình dốc, khó tiếp cận. Số lượng loài cũng có sự khác nhau theo đai cao. Càng lên cao số lượng loài càng giảm, đai cao < 300m số loài trên các ô tiêu chuẩn là 60 loài, đai cao >700 m chỉ còn 42 loài. Nguyên nhân làm giảm tổ thành loài cây theo độ cao ở khu vực điều tra thì nhiều, nhưng có thể nguyên nhân chính là: Càng lên cao khí hậu vùng nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt do ảnh hưởng từ biển Đông. Điều này đã tạo nên một hoàn cảnh sinh thái hẹp nên không thích hợp với nhiều loài cây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 36 - 39)