Dân số, dân tộc và phân bố dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

a) Dân tộc và tập quán

Dân cư trong vùng gồm 4 dân tộc chính: Dao, Sán dìu, Kinh và Hoa, người Dao chiếm tới 99%. Do tập quán sản xuất chính là làm nương rãy và khai thác lâm sản, do nhu cầu của đời sống, người dân vẫn lén lút vào rừng khai thác lâm sản như: Gỗ sử dụng, củi đốt, cây thuốc, động vật. Do chưa có tập quán trồng rừng lấy củi, trồng cây thuốc quanh nhà và chăn thả gia súc có người giám sát cho nên những hoạt động phát triển kinh tế trên đã gây khó khăn và cản trở quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên thực vật khu KBT. Trong đó dân tộc Dao sống trong khu vực có rất nhiều kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng cây thuốc.

- Dân số lao động

Hiện tại trong vùng lõi Khu bảo tồn chỉ có 34 hộ dân sinh sống tại 4 xã: Xã Đồng Sơn 22 hộ (bản Khe Táo: 13 hộ; bản Thục Kẻn: 9 hộ), xã Đồng Lâm 10 hộ (bản Lựng Xanh: 10 hộ), xã Kỳ Thượng: 01 hộ; xã Vũ Oai: 01 hộ.

Mật độ dân số bình quân 25 người/km2, cao nhất là xã Vũ Oai 39 người/km2, thấp nhất là xã Kỳ Thượng 15 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,94%.

- Phân bố dân cư

Phân bố dân cư trong khu vực không đều, hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường, nơi tương đối bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước. Trong phạm vi nghiên cứu có diện tích 16.878,7 ha, chiếm 52% tổng diện tích 5 xã, nhưng chỉ có 9 thôn bản với 2.200 nhân khẩu, bằng 27,7% tổng dân số.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)