Đa dạng thành phần loài sử dụng làm thuốc đã ghi nhận được tại KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 33 - 36)

Sự đa dạng về thành phần loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thương, tỉnh Quảng Ninh được thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.1: Thành phần thực vật có giá trị làm dược liệu trong Khu bảo tồn

Nhóm nấm và ngành Thực vật Họ Chi Loài

Nhóm Nấm (Fungi) 2 2 2

Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 3

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 6 11 13

Ngành Thông (Pinophyta) - Còn gọi là

Ngành Hạt trần (Gymnospermae)(*) 1 1 1

Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) - Còn gọi

là Ngành Hạt kín (Angiospermae) 114 314 409

* Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida - Còn gọi là

Lớp Hai lá mầm (Dicotyledone) 91 258 333

* Lớp Hành (Liliopsida) - Còn gọi là Lớp

Một lá mầm (Monocotyledone) 23 56 76

Tổng số 125 330 428

(*)Ghi chú: Có tác giả tách họ Gắm (Gnetaceae) thành một ngành riêng - Ngành Gắm (Gnetophyta), nhưng ở đây chúng tôi vẫn để họ thực vật này trong Ngành Thông (Pinophyta) theo hệ thống phân loại của A.Takhtajan, năm 1997.

Với 426 loài cây thuốc là thực vật bậc cao có mạch và 2 loài nấm làm thuốc đã ghi nhận được chắc chắn là chưa đầy đủ. Song nếu đem so sánh với

tổng số loài thực vật rừng đã biết gần đây là 617 loài, thuộc 119 họ, 4 ngành, cho thấy nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là khá phong phú và đa dạng. Sự phong phú và đa dạng này còn thể hiện ở một số khía cạnh sau:

4.2.2. Sự đa dạng của cây thuốc trong các bậc taxon thực vật

Như vậy, ngoại trừ nhóm Nấm (có 2 loài thuộc 2 chi và 2 họ), cây thuốc mọc tự nhiên ở Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng có các đại diện nằm trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, gồm 426 loài thuộc 328 chi và 123 họ. Trong đó:

* Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số loài nhiều nhất với 409 loài (chiếm tới 99,53% tổng số loài cây thuốc đã biết ở Khu bảo tồn); thuộc 314 chi (~ 99,39% số chi) và 114 họ (~ 98,40% số họ). Sau ngành Ngọc lan, ngành Dương xỉ (Polypodiphyta) ghi nhận được 13 loài, còn ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và ngành Thông (Pinophyta) mới chỉ thấy có 1-3 loài có công dụng làm thuốc.

Riêng trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) cho thấy, trong tổng số 409 loài cây thuốc đã biết, thuộc lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledone) có 333 loài thuộc 258 chi và 91 họ. Còn thuộc lớp Hành (Liliopsida) hay còn gọi là lớp Một lá mầm (Monocotyledone) có 76 loài thuộc 56 chi và 23 họ. Các con số thống kê này về cơ bản phù hợp với thực tế của hệ thực vật Việt Nam ở chỗ số loài, chi, họ trong lớp Hai lá mầm luôn luôn nhiều hơn ở lớp Một lá mầm.

Ngoài ra, theo một số người dân địa phương cho biết, tại vùng rừng xung quanh đỉnh cao nhất của Khu bảo tồn (đỉnh Thiên Sơn cao 1090m) còn có loài Thông tre lá ngắn và cả cây Kim giao.

* Trong tổng số 125 họ thực vật bậc cao có mạch và nhóm Nấm có các loài cây thuốc, có tới 107 họ ( khoảng 85,60% so với 125 họ) mới chỉ ghi nhận được từ 1 đến 5 loài cây thuốc trên một họ.

18 họ còn lại đã ghi nhận được từ 6 đến 24 loài cây thuốc trên một họ, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.2: Một số họ thực vật có nhiều loài làm thuốc

STT Họ Tên latin Số loài

1 Thầu dầu Euphorbiaceae 24

2 Cúc Asteraceae 22

3 Đậu Fabaceae 17

4 Cà phê Rubiaceae 17

5 Ráy Araceae 13

6 Đơn nem Myrsinaceae 9

7 Phong lan Orchidaceae 9

8 Cam Rutaceae 9

9 Tếch Verbenaceae 9

10 Na Annonaceae 8

11 Hòa thảo Poaceae 8

12 Vang Caesalpiniaceae 7

13 Gừng Zingiberaceae 8

14 Nhân sâm Araliaceae 6

15 Tóc tiên Convallariaceae 6

16 Re Lauraceae 6

17 Cà Solanaceae 6

18 Nho Vitaceae 6

Số loài cây thuốc đã biết trong các họ thực vật kể trên chỉ có ý nghĩa tương đối về mức độ đa dạng ở taxon bậc loài. Trên thực tế, tại Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng, hầu hết các họ có nhiều loài cây thuốc như: Euphorbiaceae (24 loài), Asteraceae (22 loài), Fabaceae (17 loài) "Hoặc một số chi có tới 3 loài làm thuốc, như: Dioscorea (họ Dioscoreaceae); Desmodium (họ Fabaceae); Ophiopogon (họ Convallariaceae) và chi Phyllanthus (họ Euphorbiaceae)" nhưng lại không có loài nào có trữ lượng lớn ở vùng đệm (theo quan sát ước tính), để có thể tổ chức khai thác thu mua lớn.

Trong khi đó có một số họ thực vật mới chỉ biết 1 đến 2 loài cây thuốc, nhưng đây lại là những cây thuốc có giá trị kinh tế cao hoặc là cây thuộc diện quí hiếm cần bảo tồn cấp Quốc gia, như: Họ Dicksoniaceae chỉ có 1 loài là Cẩu tích (Cibotium barometz); họ Stemonaceae cũng chỉ có 1 loài Bách bộ (Stemona tuberosa); họ Acoraceae có 1 chi với 2 loài Thạch xương bồ (Acorus gramineus) và Thủy xương bồ (Acorus calamus) đều là những cây thuốc quí và có khả năng khai thác hoặc ở họ Campanulaceae có 2 loài trong đó có loài Đẳng sâm (Codonopsis javanica) và họ Aritolochiaceae có 1 chi gồm 2 loài là Phòng kỷ lá tròn (Aristolochia kaempferia) và Quảng phòng kỷ (Aristolochia weslandi) các loài này đều nằm trong danh sách bảo tồn ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu tại khu bảo tồn thiên nhiên đồng sơn kỳ thượng, tỉnh quảng ninh​ (Trang 33 - 36)