3. Ý nghĩa của đề tài
3.2.2. Lĩnh vực chế biến lâm, nông sản
Đất đai và hệ thống sông ngòi đã tạo cho Yên Bái nguồn tài nguyên rừng phong phú gồm nhiều loại rừng khác nhau như rừng nhiệt đới, rừng á nhiệt đới, rừng ôn đới núi cao. Tỷ lệ che phủ rừng của Yên Bái đạt trên 63%. Hằng năm có thể khai thác nhiều loại lâm sản như gỗ, tre nứa các loại và các loại nông sản. Nhóm cơ sở khai thác, chế biến lâm, nông sản có phát sinh nước thải công nghiệp thuộc đối tượng thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái được trình bày ở bảng 3.3:
Bảng 3.3. Danh sách các cơ sở chế biến lâm, nông sản thuộc đối tượng thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp năm 2020
TT Tên Doanh nghiệp/Tên cơ sở sản xuất Địa chỉ Doanh nghiệp/Địa chỉ cơ sở sản xuất
I Chế biến tinh bột sắn
1
Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Yên Bái - Nhà máy sắn Yên Bình
Thôn Làng Mấy, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
2
Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái
- Nhà máy sắn Văn Yên
Phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái
Xã Mấu Đông, huyện Văn Yên 3
Hộ kinh doanh Đỗ Cao Cường - Xưởng chế biến tinh bột sắn
Xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
TT Tên Doanh nghiệp/Tên cơ sở sản xuất Địa chỉ Doanh nghiệp/Địa chỉ cơ sở sản xuất II Sản xuất giấy đế 1 2 3
Công ty TNHH Hapaco Yên Sơn - Xí nghiệp giấy Âu Lâu
- Xí nghiệp giấy Văn Yên - Xí nghiệp giấy An Lạc
Thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên - Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái - Xã Mậu Đông, huyện Văn Yên - Xã An Lạc, huyện Lục Yên 4
5 6 7
Công ty CP Lâm nông sản thực phẩm YB - Nhà máy giấy Yên Bình
- Nhà máy giấy Minh Quân - Nhà máy giấy Yên Hợp - Nhà máy giấy Văn Chấn
Phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái - Xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình - Xã Minh Quân, huyện Trấn Yên - Xã Yên Hợp, huyện Văn Yên - Xã Minh An, huyện Văn Chấn 8
Công ty TNHH An Bình Văn Yên - Xí nghiệp giấy An Bình
Xã An Bình, huyện Văn Yên
III Chế biến tinh dầu quế, chế biến măng
1
Công ty TNHH Minh Nghĩa Yên Bái - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
2
Công ty TNHH hương liệu Việt Trung - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
3
Hợp tác xã 6-12
- Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
4
Doanh nghiệp tư nhân Đông Yến - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
5
Công ty TNHH Nam Cường - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
6
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Đạt Thành - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
7
Hợp tác xã Bách Lâm
- Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
8
Công ty TNHH An Thịnh Cường Phát - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Thị trấn Mậu A, Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
9
Hợp tác xã Công Tâm
- Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
10
Công ty TNHH Quế Văn Yên - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
TT Tên Doanh nghiệp/Tên cơ sở sản xuất Địa chỉ Doanh nghiệp/Địa chỉ cơ sở sản xuất
12
Công ty TNHH Lục Nam Hưng - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Hoàng Thắng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
13
Công ty TNHH Quế Lâm Yên Bái - Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
14
Hộ kinh doanh Tuấn Anh - Xưởng chế biến tinh dầu quế
Xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
15
Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái
- Nhà máy chế biến tinh dầu quế
Phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Xã Gia Hội, huyện Văn Chấn 16
Công ty TNHH Vạn Đạt - Nhà máy chế biến măng
Xã Âu Lâu, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
17
Công ty Cổ phần Yên Thành - Nhà máy chế biến măng
Thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái
(Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Yên Bái)
Qua điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tổng số 28 cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản thuộc đối tượng thu, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp. Trong đó:
- Sản xuất tinh bột sắn: 3 cơ sở
- Sản xuất giấy đế (giấy vàng mã): 8 cơ sở - Sản xuất tinh dầu quế, chế biến măng: 17 cơ sở
a. Chế biến tinh bột sắn
Ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn hầu như phát triển trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có gần 70 nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn quy mô lớn và trên 4.000 cơ sở chế biến quy mô vừa và nhỏ. Tuy vậy, hiện nay hầu hết các địa phương có nhà máy chế biến sắn hoạt động trên địa bàn đều bức xúc về vấn đề ô nhiễm. Tại tỉnh Yên Bái hiện nay có 02 Nhà máy chế biến tinh bột sắn và hàng chục cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình hoạt động không ổn định.
Quá trình sản xuất tinh bột sắn sẽ phát sinh chất thải ở các dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong đó nước thải là dạng gây ô nhiễm lớn nhất. Nhu cầu sử dụng nước cho 1 tấn sản phẩm bột khoảng 25 - 40m3 và thải ra khoảng từ 20 - 38m3.
Mặt khác, do có một lượng tinh bột đáng kể thoát ra nên nước thải càng có độ ô nhiễm cao. Nước thải của các doanh nghiệp có thông số ô nhiễm đều vượt quá giới hạn cho phép: Hàm lượng TS vượt quá QCVN (loại B) từ 30 – 65 lần, COD cao hơn QCVN (loại B) từ 106,2 - 175 lần, BOD5 vượt QCVN (loại B) 100 - 170 lần.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ, dòng thải phát sinh (nước thải) và tóm tắt công nghệ của hoạt động chế biến tinh bột sắn được thể hiện ở Phụ lục 7.
b. Chế biến tinh dầu quế
Trong các loài cây lâm sản ngoài gỗ của rừng nhiệt đới nước ta cây Quế có thể tổ chức sản xuất thành nguồn hàng lớn, ổn định lâu dài và có giá trị, nhất là giá trị xuất khẩu. Ở Việt Nam cây Quế được trồng ở các tỉnh như: Yên Bái; Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Vùng quế Yên Bái tập trung ở các huyện Văn Yên, Văn Chấn và Trấn Yên. Các khu vực có quế nhiều như Đại Sơn, Viễn Sơn, Châu Quế, Phong Dụ, Xuân Tầm… có diện tích trồng quế và sản lượng vỏ quế chiếm khoảng 70% của cả vùng. Vùng quế Yên Bái là vùng quế có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước.
Sản phẩm chính của cây quế là vỏ quế, tinh dầu quế, thân cây quế được sử dụng nhiều trong công nghiệp y dược, công nghiệp chế biến thực phẩm, hương liệu, chăn nuôi và gỗ công nghiệp. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng độ che phủ rừng, giữ đất, giữ nước ở các vùng đất đồi núi dốc, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa – cây quế còn đóng góp vào định canh - đinh cư , xoá đói giảm nghèo tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân miền núi nước ta.
Sơ đồ dây chuyền công nghệ, dòng thải phát sinh (nước thải) và tóm tắt công nghệ của hoạt động chế biến (trưng cất) tinh dầu quế được thể hiện ở Phụ lục 8.
c. Sản xuất giấy đế
Cũng như bao dân tộc Châu Á khác chịu ảnh hưởng sâu sắc của khổng giáo và nho giáo, tập quán lâu đời của người dân quốc đảo Đài Loan là rất coi trọng việc cúng lễ và tục đốt vàng mã vào những ngày lễ tết như: Tết nguyên đán, Tết Nguyên tiêu, Tết Vu lan, cúng giỗ. Tuy nhiên, khác với Việt Nam giấy vàng mã được nguời Đài Loan sử dụng được làm từ tre, vầu, nứa... mà không sử dụng các loại nguyên
Hiện nay, sản xuất và gia công các sản phẩm giấy đế để cung cấp cho thị trường Đài Loan đang phát triển mạnh ở các tỉnh phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang...Tuy vậy, hiện nay hầu hết các địa phương có nhà máy sản xuất giấy đế hoạt động trên địa bàn đều bức xúc về vấn đề ô nhiễm. Tại tỉnh Yên Bái hiện nay có 3 doanh nghiệp với 8 Nhà máy sản xuất giấy đế, ngoài việc tiêu thụ các sản phẩm lâm sản (tre nứa), tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp vào ngân sách địa phương nhưng cũng đã và đang có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực không nhỏ đến môi trường
Sơ đồ dây chuyền công nghệ, dòng thải phát sinh (nước thải) và tóm tắt công nghệ của hoạt động sản xuất giấy đế được thể hiện ở Phụ lục 9.