Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Dương; Bình Phước; Đồng Nai; Tây Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 23.564 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước. Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít có thiên tai.
Do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới (gồm 2 mùa mưa và khô) nên tài nguyên sinh vật ở đây tuy không đa dạng về loài nhưng trữ lượng quần thể các loài lại rất cao. Vùng Đông Nam Bộ là vùng có ít các khu rừng đặc dụng, chủ yếu là phát triển các khu rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng tự nhiên của vùng là khoảng 247677ha (Cục kiểm lâm, 2014)[5].
Bảng 3.4: Thông tin về một số khu rừng đặc dụng chính ở vùng Đông Nam Bộ
TT Khu RĐD Loại hình Diện tích (ha) Tỉnh
1 Bù Gia Mập VQG 25.926,0 Bình Phước
2 Cát Tiên VQG 71.457,0 Đông Nai
3 Lò Gò Sa Mát VQG 18.345,0 Tây Ninh
4 Côn Đảo VQG 15.043 Bà Rịa – Vũng Tàu
5 Bình Châu Phước Bửu KDTTN 10.905,0 Bà Rịa – Vũng Tàu
6 Vĩnh Cửu KDTTN 53.850,3 Đồng Nai
7 Căn cứ Châu Thành KBVCQ 147 Tây Ninh
8 Căn cứ Đồng Rùm KBVCQ 32 Tây Ninh
9 Chàng Riệc KBVCQ 9.122,0 Tây Ninh
10 Núi Bà Đen KBVCQ 1.545,0 Tây Ninh
11 Núi Bà Rá KBVCQ 1.056,0 Bình Phước