a) Xu hướng thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN ở Việt Nam
Tại Việt Nam, VMVPN có vùng phân bố kéo dài với giới hạn phía Bắc là ranh giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Nam là đến tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận (Rawson và cs 2011; Nadler & Brockman, 2014)[49][41]. Khu vực này được đề tài sử dụng để đánh giá sự thay đổi vùng phân bố của loài VMVPN tại Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của BĐKH.
Hình 4.39: Bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN
hiện tại ở Việt Nam
Hình 4.40: Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2070
(RCP4.5) ở Việt Nam
Hình 4.41: B hợp
Hình 4.41: Bản đồ vùng phân bố thích p của loài VMVPN năm 2070
Tại Việt Nam, xu hướng thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN làthu hẹp lại dần về phần trung tâm, hơi lệch về phía Bắc (hình 4.40 và hình 4.41). Các vùng ở phía Nam bị ảnh hưởng nhiều hơn, nhiều khu vực bị mất hoàn toàn.Các khu vực ở phía Bắc ít bị ảnh hưởng hơn.Đặc biệt, với kịch bản RCP8.5 các vùng phân bố còn bị phân mảnh. Vùng phân bố của loài VMVPN nói chung không dịch chuyển về phía Bắc. Bởi phía Bắc là khu vực này có độ cao so với mặt biển nhỏ, có điều kiện khí hậu hoàn toàn khác và không thích hợp với sự phân bố của loài VMVPN, đặc biệt trong tương lai khi nhiệt độ trái đất tăng lên. Ví dụ khu vực huyện Buôn Đôn, Easup của tỉnh Đắk Lắk chỉ cao hơn mặt biển khoảng 150m.
Bên cạnh đó, các khu vực có cao hơn so với mặt nước biển cũng ít bị sự ảnh hưởng hơn. Điều này thể hiện rõ qua việc, diện tích của khu vực phân bố càng giảm, tuy nhiên, độ cao trung bình của vùng phân bố càng tăng lên.
Hình 4.42: Biểu đồ độ cao trung bình vùng phân bố thích hợp loài VMVPN theo các kịch bản BĐKH
Dưới ảnh hưởng của BĐKH, độ cao trung bình của vùng phân bố loài VMVPN có sự tăng lên đáng kể. Độ cao trung bình của vùng phân bố thích hợp thời điểm hiện tại là gần 600m so với mặt nước biển với kịch bản RCP4.5, độ cao tăng lên các năm 2050 và 2070 tương ứng là 869m và 927m. Kịch bản RCP8.5, sự dịch chuyển lên
591.6 591.6 869.7 927.4 917.8 1049.9 0.0 200.0 400.0 600.0 800.0 1000.0 1200.0 RCP4.5 RCP8.5 Đ ộ c a o s o v ớ i m ặ t n ư ớ c b iể n (m ) Kịch bản BĐKH Hiện tại Năm 2050 Năm 2070
vùngcao hơn lại càng rõ ràng hơn, năm 2050 độ cao trung bình là 917m, đến năm 2070 là 1.049m. Vùng phân bố của loài VMVPN nằm ở khu vực tiếp giáp giữa vùng Đông Nam Bộ và phía Nam Tây Nguyên.Khu vực này có độ cao khá chênh lệch nhau.Khi BĐKH diễn ra, các vùng đất thấp trở nên không còn thích hợp. Các vùng thích hợp bị thu hẹp lên các vùng đất cao hơn. Khu vực giáp với Campuchia, và khu vực vùng núi phía Nam của Tây Nguyên là các khu vực ít bị tác động, bởi khí hậu ở các khu vực này khá ổn định.
b)Mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN tại một số khu rừng đặc dụng của Việt Nam
Đề tài đã lựa chọn ra đánh giá dựa trên diện tích của các khu rừng đặc dụng đã và đang có sự phân bố của loài VMVPN tại Việt Nam (hình 4.43). Ngoài ra, các KBT này còn có ý nghĩa cao cho sự bảo tồn loài VMVPN (Rawson và cs, 2011)[49]. Tổng diện tích các khu vực này khoảng 4.370km2.
Các khu vực hiện nay còn có quần thể lớn VMVPN phân bố như VQG Cát Tiên, VQG Bù Gia Mập, VQG Chư Yang Sin, KBTTN Nam Nung… đều là các khu vực có các yếu tố sinh thái rất thích hợp với loàiVượn. Đồng thời, đây đều là các khu vực bảo tồn Vượn quan trọng nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của BĐKH, một phần diện tích tương đối lớn trong các khu rừng đặc dụngtrên trở nên không thích hợp với loài VMVPN.Với kịch bản RCP 4.5, Khu BTTN-VH Đồng Nai gần như hoàn toàn không còn vùng phân bố phù hợp với loài VMVPN. Riêng với VQG Cát Tiên, chỉ còn phần phía bắc của phân khu Nam Cát Tiên và phân khu Cát Lộc là có một phần diện tích phù hợp với VMVPN.Đến năm 2070, VQG Bù Gia Mập bị ảnh hưởng mạnh, phần lớn diện tíchcủa khu vực này không có điều kiện khí hậu thích hợp với loài này.Các khu rừng đặc dụng VQG Chư Yang Sin, VQG Bidoup-Núi Bà bị ảnh hưởng ít hơn (hình 4.44 và hình 4.45).Kịch bản RCP8.5, mức độ thay đổi vùng phân bố thích hợp với loài Vượn càng rõ nét hơn.Các khu rừng đặc dụng ở khu vực Đông Nam bộ hoàn toàn chuyển thành vùng không thích hợp, một số khu ở phía Nam Tây Nguyên ít bị ảnh hưởng
hơn.Điều đang lo ngại là, khu vực bị ảnh hưởng mạnh nhất là các khu VQG Bù Gia Mập, VQG Cát Tiên là hai khu vực có số lượng quần thể VMVPN lớn nhất Việt Nam. Qua hai kịch bản BĐKH, ta thấy vùng VQG Chư Yang Sin, VQG Bidoup – Núi Bà, nối liền bên cạnh đó có lâm trường Lắk (huyện Lắk) với tổng diện tích hơn 150.000ha rừng tự nhiên bị ảnh hưởng hơn bởi BĐKH. Chính vì vậy, các nỗ lực bảo tồn nên tập trung vào các khu vực này. Đồng thời, có thể xây dựng các hành lang đang dạng sinh học nối liền các khu rừng đặc dụng nhằm thích ứng với BĐKH với điểm đến là tổ hợp VQG Chư Yang Sin, VQG Bidoup – Núi Bà.
Hình 4.43: Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN trong một số khu
rừng đặc dụng ở Việt Nam
Hình 4.44: Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc dụng ở Việt Nam Hình 4.45: B hợp c (RCP4.5) trong m Hình 4.45: Bản đồ vùng phân bố thích của loài VMVPN năm 2070 (RCP4.5) trong một số khu rừng đặc
Hình 4.46: Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN trong một số khu
rừng đặc dụng ở Việt Nam
Hình 4.47: Bản đồ vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN năm 2050 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc dụng ởViệt Nam Hình 4.48: B hợp c (RCP8.5) trong m Hình 4.48: Bản đồ vùng phân bố thích của loài VMVPN năm 2070 (RCP8.5) trong một số khu rừng đặc
Không chỉ có sự thay đổi về vị trí vùng phần bố thích hợp, diện tích vùng thích hợp trong các khu rừng đặc dụng cũng bị giảm mạnh.Điều này cho thấy, điều kiện khí hậu của các khu vực này ngày càng không thích hợp với loài VMVPN. Diện tích vùng phân bố thích hợp giảm theo kịch bản RCP4.5 là hơn 50% tổng diện tích thích hợp. Các diện tích thích hợp cao gần như biến mất hoàn toàn khi giảm đến hơn 90% (bảng 4.13).
Bảng 4.13: Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VMVPN cư trú theo kịch bản RCP 4.5
Diện tích (Km2)
Mức độ
Hiện tại
Tương lai (2050) Tương lai (2070)
Diện tích Chênh lệch Thay đổi % Diện tích Chênh lệch Thay đổi % Thích hợp cao 1.415,69 127,45 -1.288,24 -91,00 27,56 -1.388,13 -98,05 Thích hợp 1.191,11 1.565,18 374,07 31,41 1.082,26 -108,85 -9,14 Thích hợp thấp 833,57 147,42 -686,14 -82,31 526,32 -307,25 -36,86 Tổng 3.440,37 1.840,05 -1.600,31 -46,52 1.636,14 -1.804,23 -52,44
Với kịch bản RCP8.5, tổng số diện tích thích hợp bị giảm mạnh, với hơn 60% diện tích thích hợp chuyển thành diện tích không thích hợp. Diện tích bị thay đổi nhiều nhất là diện tích tương ứng với mức độ thích hợp cao. Các diện tích này chủ yếu giảm xuống các mức độ thích hợp thấp hơn (bảng 4.14)
Bảng 4.14: Mức độ thay đổi diện tích vùng phân bố thích hợp tại các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam hiện nay còn có VMVPN cư trú theo kịch bản RCP 8.5
Diện tích (Km2)
Mức độ
Hiện tại
Tương lai (2050) Tương lai (2070)
Diện tích Chênh lệch Thay đổi % Diện tích Chênh lệch Thay đổi % Thích hợp cao 1.415,69 2,07 -1.413,62 -99,85 79,91 -1.335,78 -94,36 Thích hợp 1.191,11 827,37 -363,74 -30,54 513,92 -677,19 -56,85 Thích hợp thấp 833,57 422,98 -410,58 -49,26 720,59 -112,98 -13,55 Tổng 3.440,37 1.252,42 -2.187,95 -63,60 1.314,42 -2.125,95 -61,79
4.2.5. Mức độ ưu tiên trong bảo tồn VMVPN của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam có loài VMVPN cư trú
Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực phân bố thích hợp của loài VMVPN tại các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam là khác nhau.Một số khu vực được coi là trọng điểm bảo tồn loài VMVPN như VQG Bù Gia Mập, VQG Cát Tiên. Do vậy, các khu vực cần có các mức độ ưu tiên bảo tồn khác nhau. Mức độ ưu tiên bảo tồn của các khu rừng đặc dụng có loài VMVPN phân bố được thể hiện trong bảng 4.15
Bảng 4.15: Mức độ ưu tiên trong bảo tồn loài VMVPN của các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam dưới ảnh hưởng của BĐKH
STT Rừng đặc dụng
Tiêu chí
Tổng Mức độ
ưu tiên
1 (x2) 2 3 4
1 VQG Bidoup - Núi Bà 3 3 3 3 15 Cao
2 VQG Chư Yang Sin 3 3 3 3 15 Cao
3 KBTTN Tà Đùng 3 3 3 2 14 Cao
4 KBTTN Nam Nung 3 3 2 2 13 Cao
5 VQG Phước Bình 2 3 3 3 13 Cao
6 Phân khu Cát Lộc (VQG
Cát Tiên) 3 2 2 3 13 Cao
7 VQG Bù Gia Mập 3 1 1 3 11 Trung bình
8 Phân khu Nam Cát Tiên
(VQG Cát Tiên) 3 1 1 3 11 Trung bình 9 KBTTNVH Đồng Nai 3 1 1 2 10 Trung bình 10 KBTTN Easo 1 2 2 2 8 Thấp 11 KBTTN Nam Kar 1 2 3 1 8 Thấp 12 KBTTN Núi Ông 2 1 1 2 8 Thấp 13 VQG Yok Don 2 1 1 3 8 Thấp
+ Tiêu chí 1. Số lượng đàn Vượn được ghi nhận tại thời điểm hiện tại (nhân hệ số 2). + Tiêu chí 2. Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp của loài Vượn theo kịch bản RCP4.5. + Tiêu chí 3. Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp loài Vượn theo kịch bản RCP8.5.
Qua các tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn cho các khu rừng đặc dụng còn có loài VMVPN phân bố, có thể thấy các khu vực khác nhau có mức độ ưu tiên khác nhau. Các khu vực có mức độ ưu tiên bảo tồn cao là VQG Bidoup – Núi Bà, VQG Chư Yang Sin, phân khu Cát Lộc của VQG Cát Tiên, KBTTN Tà Đùng, KBTTN Nam Nung… đây đều là các khu vực có quần thể VMVPN rất lớn. Các khu vực trên đều có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, điều kiện khí hậu thay đổi ít, nên ít bị tác động bởi BĐKH. Trong tương lai, các khu vực này chính là nơi cư trú tiềm năng cho các loài Vượn. Các khu vực có mức ưu tiên bảo tồn loài VMVPN thấp hơn gồm KBTTN-VH Đồng Nai, phân khu Nam Cát Tiên (VQG Cát Tiên), VQG Bù Gia Mập... Mặc dù, các khu vực trên đều có quần thể VMVPN cư trú rất lớn nhưng do địa hình khá bằng phẳng, độ cao so với mặt nước biển thấp nên mức độ bị tác động bởi BĐKH lớn hơn. Chính vì vây, mức độ ưu tiên trong bảo tồn các loài Vượn ở khu vực này được đánh giá ở mức trung bình.Các khu vực có mức độ ưu tiên trong bảo tồn các loài Vượn thấp là VQG Yok Don, KBTTN Nam Kar, KBTTN Easo, KBTTN Núi Ông. Các khu rừng đặc dụng này đều còn ghi nhận được loài VMVPN còn cư trú ngoài tự nhiên, hoặc quần thể rất nhỏ.Đồng thời, diện tích vùng phân bố thích hợp với các loài Vượn ở các khu vực nay bị giảm mạnh.Mức độ ưu tiên bảo tồn của các khu rừng đặc dụng chính là cơ sở để đề xuất có các biện pháp bảo tồn nhằm thích nghi với BĐKH. Một trong số các biện pháp đó là xây dựng các hành lang đa dạng sinh học nhằm kết nối các khu vực có mức độ ưu tiên bảo tồn cao đến các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi BĐKH hơn. Ví dụ như: hành lang nối liền phân khu Cát Lộc lên KBTTN Tà Đùng, kéo dài lên VQG Bidoup – Núi Bà, VQG Chư Yang Sin.
4.3. Sử dụng mô hình ổ sinh thái nghiên cứu vùng phân bố thích hợp của một số loài Vượn tại Việt Nam
Nhìn chung, dưới sự ảnh hưởng của BĐKH, vùng phân bố của loài VĐMT và VMVPN đều bị thay đổi mạnh. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng vùng phân bố của chúng có xu hướng thu hẹp dần về phía Bắc và lên các vùng cao hơn. Điều này đúng với các giả thuyết trước đây, vùng phân bố của hầu hết các loài sẽ dịch chuyển
lên phía Bắc (vùng cực), lên các sườn núi hoặc là cả hai xu hướng trên (Root and Schneider, 2002)[50].
BĐKH sẽ ngày càng diễn ra theo chiều hướng xấu hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này sự tăng lên của khí CO2 trong khí quyển gây ra sự biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu (IPCC, 2013)[34]. Vượn là các loài ưa thích khí hậu mát mẻ. Hơn nữa, chúng là các loài ăn thực vật, nên sinh thái của chúng phụ thuộc tình trạng của lớp thảm thực vật. Khí hậu hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến thảm thực vật, qua đó các loài ăn thực vật sẽ bị ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua nguồn thức ăn sẵn có (Newman & Macdonal, 2015)[19]. Bên cạnh việc mất hệ sinh thái rừng do tác động từ con người thì ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu cũng là một mối đe dọa lớn (Virginia và cs, 2001)[54].
Vùng phân bố của các loài động vật có đời sống phụ thuộc nhiều vào môi trường (Zonneveld và cs, 2009)[58]. Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng mô hình ổ sinh thái để nghiên cứu về các tác động trực tiếp cũng như gián tiếp đến các loài Vượn. Đối tượng nghiên cứu điểm ở đề tài này là loài VĐMT có phân bố ở khu vực phía Bắc của Việt Nam và VMVPN có vùng phân bố chính là ở miền Nam. Mô hình ổ sinh thái đã được phần mềm MaxEnt mô hình hóa rất tốt vùng phân bố của các đối tượng nghiên cứu.Điều đó được xác nhận thông qua các nghiên cứu về vùng phân bố, cũng như các vị trí xác nhận được các đối tượng nghiên cứu đã từng cư trú. Cũng như một vài nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, mô hình ổ sinh dựa trên các biến sinh khí hậu có thể sử dụng để nghiên cứu các vùng phân bố cho các loài động vật bậc cao hơn như thú, hoặc chim.
Nghiên cứu này giúp cho chúng ta xác định được vùng phân bố thích hợp của các đối tượng được nghiên cứu trong các thời gian khác nhau. Đây sẽ là cơ sở để giúp cho các nhà quản lý, các nhà khoa học có thể xác định được khu vực điều tra thực địa, các khu vực (KBT hoặc VQG) cần được tập trung nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, bị đe dọa tuyệt chủng cao. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được bức tranh tổng quát nhất về sự phản ứng lại với các điều kiện khí hậu của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện khí hậu của tương lai thông qua các kịch bản BĐKH.Cụ
thể hơn, phản ứng đầu tiên của các loài đó là sự thay đổi vùng phân bố của chúng, chúng sẽ chuyển vùng phân bố khi các điều kiện khí hậu không còn thích hợp với điều kiện sinh thái của chúng nữa.
Chúng ta đều biết rằng đời sống của các loài động vật bậc cao nói chung, và vùng phân bố của chúng nói riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiệu khí hậu.Nó còn có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong hệ sinh thái như các mối quan hệ trong quần xã, trạng thái rừng, tác động của con người…Đồng thời, BĐKH không chỉ ảnh hưởng riêng đến vùng phân bố của loài. BĐKH có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về kích thước, tập tính, thức ăn hoặc sinh sản… của các loài động vật. Các yếu tố khí hậu là động lực để diễn ra sự thay đổi trong tương lai, tuy rằng các biến sinh khí hậu có thể chưa tích hợp được toàn bộ các nhân tố ảnh hưởng (Zonneveld và cs, 2009)[58]. Hơn nữa, các biến khí hậu có thể chứa một số yếu tố chưa chắc chắn xảy ra. Mặc dù có những hạn chế như vậy, xong các biến sinh khí hậu có thể là cộng cụ hữu ích cho việc dự đoán tác động tiềm năng tới các loài trong tương lai (Pearson and Dawson, 2003)[46].
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng vùng phân bố thích hợp này để đánh giá chính xác vùng phân bố của các loài bằng cách so sánh với các trạng thái rừng và bản đồ quy hoạch sử dụng đất trong tương lai.Từ đó chúng ta có thể nắm được nhưng khu vực nào cần tập trung bảo tồn tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, dựa vào vùng phân bố trong tương lai, chúng ta có thể xây dựng các hành lang đa dạng