Mô phỏng vùng phân bốthích hợp của loàiVượn đen má trắn gở thời điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến phân bố của một số loài vượn tại việt nam (Trang 57 - 60)

hiện tại

Vùng phân bố thích hợp chỉ ra nhưng khu vực có thể có loài VĐMT phân bố, bởi ở đó có các điều kiện khí hậu thích hợp với đặc điểm sinh thái của chúng.Bản đồ phân bố thích hợp giúp cho các nhà nghiên cứu có thể xác định được vùng điều tra, phục vụ cho công tác nghiên cứu và bảo tồn loài.Dựa trên các dữ liệu về sự có mặt được ghi nhận ngoài thực tế, kết hợp với điều kiện khí hậu hiện tại, vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT được mô phỏng như hình 4.2.

Hình 4.2: Bản đồ mô phmô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài Vư trắng ở thời điểm hiện tại

Dưới điều kiện khí hậu hiện tại, bản đồ mô phỏng vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT tập trung chủ yếu ở phần lãnh thổ của Lào và dọc biên giới Việt Nam- Lào (kéo dài đến tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam).Bên cạnh đó, một phần nhỏ diện tích thích hợp của loài VĐMT nằm ở phía Nam của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Ở Việt Nam, khu vực phân bố thích hợp của VĐMT tập trung ở phần Tây Bắc thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và dải dọc biên giới Việt Nam - Lào thuộc khu vực Bắc Trung Bộ. Ở Lào, vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT khá rộng, kéo dài từ khu vực phía Bắc, phía Đông dọc biên giới Việt Nam và một diện tích nhỏ ở khu vực phía Nam thuộc tỉnh Bolikhamsai và Viêng Chăn (Lào).

Vùng có mức độ thích hợp cao nhất của loài VĐMT tập trung ở các khu vực ngã ba biên giới Việt Nam, Lào, Trung Quốc và khu vực Bắc Trung Bộ dọc biên giới Việt Nam và Lào. Vùng phân bố thích hợp của loài VĐMT là khá rộng, trải dài nhiều khu vực, bao gồm cả những khu vực đất thấp đến các khu vực có độ cao khá lớn.Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phân bố của loài Vượn này. Loài VĐMT thường phân bố ở những nơi rừng đất thấp thuộc khu vực vùng khí hậu cận nhiệt đới có những mùa đông ngắn và không quá lạnh, không có tuyết rơi ở độ cao từ 200-600m (Geissmann và cs, 2000)[8]. Tuy nhiên, nhiều quần thể ở khu vực có vùng núi có độ cao từ 800- 1650m so với mặt nước biển cũng đã được ghi nhận (Rawson và cs, 2011; Nadler & Brockman, 2014)[49][41].

Theo bản đồ do IUCN đề xuất, vùng phân bố loài VĐMT hiện nay chủ yếu tập trung ở Lào, phía Tây Bắc và Bắc Trung bộ của Việt Nam. Tuy nhiên vùng phân bố khá là rời rạc, phân thành các mảnh có diện tích nhỏ.Vùng phân bố này nằm gần trọn trong bản đồ phân bố thích hợp của loài VĐMT đã được mô phỏng (hình 4.2).

Trong tổng số diện tích vùng phân bố loài VĐMT do IUCN đề xuất thì vùng phân bố thích hợp chiếm đến 90.4% tổng số diện tích. Sở dĩ xảy ra sự sai khác như vậy là bởi vì vùng phân bố theo bản đồ của IUCN là một vùng trải dài và nối liền nhau, bao gồm cả các diện tích như sông, hồ,… nơi có khí hậu khác biệt, không có điều kiện sinh thái phù hợp với loài VĐMT. Bên cạnh đó, vùng phân bố thích hợp còn có diện tích khá lớn nằm ngoài bản đồ phân bố của IUCN. Điều này chỉ ra rằng,

đây có thể là vùng phân bố trước đây của loài này, tuy nhiên do các điều kiện tác động từ bên ngoài, đặc biệt là tác động của con người, nên vùng phân bố của chúng mới bị thu hẹp như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến phân bố của một số loài vượn tại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)