Vùng phân bố thích hợp của loài VMVPN được mô phỏng dựa vào các đặc điểm khí hậu hiện tại và các điểm đã ghi nhận được sự cư trú của loài này.Vùng phân bố thích hợp sẽ chỉ ra các khu vực có khả năng phân bố của loài đó.Phần mềm MaxEnt đã được sử dụng để mô phỏng vùng phân bố của loài VMVPN như hình 4.26.
Khu vực phân bố thích hợp của loài VMVPN phần lớn nằm trên lãnh thổ Việt Nam và một phần diện tích nhỏ hơn ở Campuchia.Tại Việt Nam, vùng có điều kiện sinh tháiphù hợp với loàiVMVPN tập trung ở khu vực giáp ranh giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.Khu vực này nằm trên các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Nông, Đắk Lắk. Ở Campuchia, tỉnh Mondulkiri là khu vực phân bố phù hợp của loài VMVPN.
Vùng có điều kiện khí hậu thích hợp cao nhất với loài VMVPN tập trung ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước, Đắk Nông (Việt Nam) và tỉnh Mondulkiri (Campuchia). Đây là khu vực khá bằng phẳng, độ cao so với mặt nước biển khá nhỏ, khí hậu nhiệt đới gồm hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt (Đỗ Quang Huy và cs, 2009)[13].Hệ sinh thái rừng chủ yếu ở đây là rừng lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới. Theo Đào Văn Tiến (1983), đây cũng là khu vực thích hợp với các yêu cầu sinh thái và là sinh cảnh ưa thích của loài doVMVPN thường sống ở trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ở các miền đất thấp Nam Đông Dương (Geissmann và cs, 2000; Nadler & Brockman, 2014)[8][41]. Bên cạnh đó, một phần nhỏ diện tích thích hợp tập trung ở khu giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Lắk. Đây là khu vực khá cao so với mặt nước biển. Tuy nhiên, theo Rawson (2013) địa hình khu vực này vẫn phù hợp với độ cao phân bố của loài VMVPN là từ 100-2.287m (Nadler & Brockman, 2014)[41].