Ảnh hưởng của BĐKH đến vùng phân bố của loài VĐMT trong tương lai rất rõ ràng. Có nhiều khu vực bị tác động mạnh, diện tích vùng phân bố thích hợp bị giảm hoặc biến mất hoàn toàn.Một số khu vực bị ảnh hưởng ít hơn.Ngoài ra các khu vực khác nhau có quần thể của loài VĐMT (tại thời điểm hiện nay) với kích thước khác nhau, do vậy mức độ ưu tiên của các KBT này cũng khác nhau (bảng 4.8)
Bảng 4.8: Mức độ ưu tiên trong bảo tồn VĐMT của các khu rừng đặc dụng ở Việt Namdưới ảnh hưởng của BĐKH
Rừng đặc dụng Tiêu chí Tổng Mức độ ưu tiên 1 (x2) 2 3 4 KBTTN Mường Nhé 3 3 3 2 14 Cao KBTTN Pù Hoạt 3 3 3 2 14 Cao VQG Pù Mát 3 3 1 3 13 Cao VQG Vũ Quang 3 2 1 3 12 Trung bình KBTTN Pù Huống 3 2 1 2 11 Trung bình
KBTTN Xuân Liên 3 2 1 2 11 Trung bình
KBTTN Hang Kia- Pà Cò 1 3 3 2 10 Trung bình
KBTTN Kẻ Gỗ 2 3 1 2 10 Trung bình
KBTTN Ngọc Sơn Ngổ Luông 1 3 3 2 10 Trung bình
KBTTN Pù Hu 1 3 2 2 9 Thấp KBTTN Pù Luông 1 3 2 2 9 Thấp VQG Bến En 2 1 1 3 8 Thấp KBTTN Sốp Cộp 1 3 1 2 8 Thấp KBTTN Xuân Nha 1 3 1 2 8 Thấp KBTTN Copia 1 3 1 1 7 Thấp VQG Cúc Phương 1 1 1 3 7 Thấp
Khu đề xuất BTTN Khe Nét 1 1 1 2 6 Thấp
+ Tiêu chí 1. Số lượng đàn Vượn được ghi nhận tại thời điểm hiện tại (hệ số 2)
+ Tiêu chí 2. Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp của loài Vượn theo kịch bản RCP4.5 + Tiêu chí 3. Mức độ giảm diện tích phân bố thích hợp loài Vượn theo kịch bản RCP8.5 + Tiêu chí 4. Mức độ đa dạng sinh học
Trong số các khu rừng đặc dụng được đánh giá, 3 khu rừng đặc dụng được đánh giá có mức độ ưu tiên cao gồm:VQG Pù Mát, KBTTN Mường Nhé, KBTTN Pù Hoạt. Đây đều là các khu vực có địa hình với nhiều núi cao, ít bị tác động bởi BĐKH.Đồng thời, các khu vực trên đều có loài VĐMT phân bố với số lượng cá thể khá lớn.Các khu vực này cần được ưu tiên, tập trung các nỗ lực bảo tồn. Các khu rừng đặc dụng khác có mức độ ưu tiên thấp hơn, tuy nhiên vẫn có số lượng lớn VĐMT cư trú như VQG Vũ Quang, KBTTN Pù Huống, KBTTN Xuân Liên... Đây sẽ là các khu vực cư trú tiềm năng trong tương lai của các quần thể Vượn phân bố ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, các khu vực này có thể sẽ là điểm đến của các hành lang đa dạng sinh học trong tương lai nhằm thích ứng được với biến đổi khí hậu ở khu vực miền Bắc của Việt Nam. Các khu rừng đặc dụng có mức độ ưu tiên bảo tồn thấp gồm KBTTN Copia, KBTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông, KBTTN Pù Hu, KBTTN Pù Luông, KBTTN Xuân Nha, VQG Cúc Phương…. Hiện nay, các khu rừng đặc dụng này đều không còn ghi nhận được loài VĐMT cư trú và bị ảnh hưởng mạnh bởi BĐKH.